Để có một thực đơn cho trẻ còi xương hợp lý các bạn cần phải lựa chọn các thực phẩm chứa đầy đủ chất dinh dưỡng. Đừng lo lắng, cùng BlogAnChoi tìm hiểu về các món ăn được chuyên gia dinh dưỡng nhi khoa tư vấn sau đây nhé.

Tại sao trẻ bị còi xương suy dinh dưỡng?

Đầu tiên, chúng ta cần hiểu lý do tại sao trẻ lại bị còi xương. Theo thống kê, trẻ bị còi xương xuất hiện nhiều nhất thường dưới 3 tuổi và xuất phát từ rất nhiều nguyên nhân. Đó có thể là do trẻ thiếu tiếp xúc với ánh sáng mặt trời, chế độ dinh dưỡng không hợp lý, trẻ không được bú sữa mẹ thường xuyên hay cho bé ăn bột ăn dặm quá sớm.

Ngoài những nguyên nhân phổ biến trên, một số trẻ được chuẩn đoán bị bệnh là do di truyền từ giai đoạn người mẹ mang thai gặp một số vấn đề sức khoẻ hay tác động xấu từ môi trường.

Một số biểu hiện của trẻ suy dinh dưỡng

  • Trẻ hay nấc và nôn trớ nhiều lần trong ngày.
  • Trẻ ngủ không ngon giấc, hay trăn trở quấy khóc, giật mình và đổ mồ hôi trộn nhiều trong ngày.
  • Trẻ có biểu hiện bị táo bón hay tiêu chảy kéo dài.
  • Trẻ biếng ăn, hấp thụ kém, chậm tăng cân và tăng chiều cao.
  • Xuất hiện các bệnh về đường hô hấp, sức đề kháng kém như viêm phế quản, bệnh virus, cảm ho, sổ mũi,…
  • Răng mọc chậm.
  • Xuất hiện tình trạng rụng tóc sau gáy tạo thành hình vành khăn.
  • Chậm hoạt động như chậm lẫy, ngồi, bò, đi, đứng,…

Một số loại thực phẩm trẻ nên hạn chế

  • Những thực phẩm có chứa nhiều axit hữu cơ như cải bó xôi (rau chân vịt), lê, trà.
  • Nhóm thực phẩm có màu và vị ngọt như mỳ ăn liền, bánh kẹo, các loại nước ngọt chứa nhiều chất tạo ngọt,…
  • Thực phẩm chứa nhiều chất bảo quản và phụ gia như cá hộp, thịt hộp, bắp rang, cá muối, thịt nướng,…
  • Thực phẩm chứa chất kích thích như các loại nước giải khát (đặc biệt là nước ngọt có ga), socola,…
  • Thực phẩm chứa nhiều chất béo như bánh kẹo, hạt hướng dương, gan,…

Chế độ ăn cho trẻ suy dinh dưỡng

1. Cháo yến mạch

Yến mạch chứa một hàm lượng chất xơ hoà tan, protein và các vitamin nhóm B dồi dào. Ngoài ra, yến mạch còn là nguồn cung cấp chất canxi, sắt, phốt pho và nhiều dưỡng chất thiết yếu có lợi cho sức khoẻ khác. Đây thực sự là thực phẩm tuyệt vời không thể thiếu trong thực đơn dinh dưỡng của bé.

Chuẩn bị

  • Yến mạch (50g)
  • Tôm (150g)
  • Cà rốt, súp lơ
  • Dầu ăn
  • Gia vị

Cách làm

  • Tôm luộc chín, bóc vỏ và băm thật nhuyễn.
  • Cà rốt, súp lơ sửa sạch và hấp chín.
  • Cho yến mạch và cà rốt, súp lơ đã hấp chín trên vào nồi, đun lửa nhỏ.
  • Nhớ khuấy đều trong khi nấu để tránh bị gắn, đến khi cháo gần chín thì cho tôm đã xay nhuyễn trên và ít dầu ăn vào.
  • Để cháo nguội và cho bé ăn. Mỗi ngày cho bé ăn 1 lần và nên cho bé ăn cách ngày xem lẫn món khác để đa dạng dinh dưỡng. Bạn có thể tìm mua yến mạch tại đây.
cháo yến mạch cho trẻ còi xương
Cháo yến mạch có thể sử dụng với nhiều loại thực phẩm khác nhau cho các bé. (Ảnh: Internet)

2. Cháo lòng đỏ trứng gà

Trứng là thực phẩm chứa nhiều chất đạm, canxi, sắt, kẽm, magie, vitamin nhóm B, A, D và rất nhiều thành phần thiết yếu khác. Chính vì vậy, trứng được xem là món ăn rất bổ dưỡng cho trẻ. Tuy nhiên, trong trứng chứa hàm lượng chất béo khá cao nên bạn cũng không nên cho trẻ ăn quá nhiều tránh tình trạng bị đầy bụng, khó tiêu.

Chuẩn bị

  • 2 lòng đỏ trứng gà
  • Gạo (50g)
  • Gia vị

Cách làm

  • Luộc 2 quả trứng chín, chỉ lấy phần lòng đỏ và tán thành bột.
  • Gạo rang lên đến khi ngả vàng, sau đó cũng tán thành bột.
  • Cho bột trứng và gạo ở trên vào nồi, sau đó thêm nước vừa đủ và trộn đều. Thêm gia vị và nấu đến khi cháo sôi.
  • Mỗi ngày cho trẻ ăn 1 lần và cách ngày (khoảng 2 – 3 lần/tuần) vào lúc đói, trong khoảng 1 tháng.
cháo lòng đỏ trứng gà cho trẻ còi xương
Cháo lòng đỏ trứng gà dành cho trẻ bị còi xương mau ăn chóng lớn hơn. (Ảnh: Internet)

Tham khảo thêm bài viết: 5 thành phần dinh dưỡng của trứng gà giúp bồi bổ sức khỏe cực tốt

3. Cháo cá lóc (Cá quả)

Cháo cá lóc là một trong những thực phẩm hàng đầu trong các món ăn dặm của trẻ nhỏ. Bởi vì, cá lóc có hàm lượng chất dinh dưỡng dồi dào và rất thiết yếu cho sự phát triển của trẻ. Đặc biệt, sự kết hợp giữa cá lóc và các loại rau củ càng tăng thêm giá trị dinh dưỡng và rất tốt cho hệ tiêu hoá của bé.

Chuẩn bị

  • 1 cá lóc (khoảng 300g)
  • Gạo (50g)
  • Rau cải xoong (30g)
  • Gia vị đầy đủ

Cách làm

  • Cá quả làm sạch, bỏ nội tạng, hấp chín, sau đó gỡ lấy thịt và ướp gia vị vừa ăn.
  • Gạo xay thành bột.
  • Xương cá giã nhỏ và lọc lấy 200ml nước.
  • Rau cải xoong rửa sạch và thái nhỏ.
  • Đổ bột gạo vào nước cá hấp với lượng vừa đủ để nấu cháo. Đun nhỏ lửa đến khi chín thì cho thịt cá và rau cải xoong, gia vị vào khuấy đều, để sôi một lần nữa là được.
  • Mỗi ngày cho trẻ ăn 2 lần và ăn cách ngày kết hợp với những món dinh dưỡng khác. Nên áp dụng ít nhất 1 tháng.
cháo cá quả cho trẻ còi xương
Cháo cá quả bổ sung canxi cho trẻ còi xương suy dinh dưỡng. (Ảnh: Internet)

4. Cháo ếch

Theo Đông y, thịt ếch được xem là công thức tuyệt vời để bổ sung dưỡng chất và dành riêng cho trẻ biếng ăn, suy nhược, thường đổ mồ hôi trộn hay chính xác là cho trẻ bị suy dinh dưỡng. Bạn còn chần chừ gì nữa mà không thực hiện món cháo ếch ngay nào.

Chuẩn bị

  • Thịt ếch hoặc đùi ếch (khoảng 150g)
  • Gạo (50g)
  • Cà rốt (50g)
  • Gia vị

Cách làm

  • Thịt ếch rửa sạch và ninh đến khi thật mềm nhừ.
  • Gạo xay thành bột.
  • Cà rốt rửa sạch và thái nhỏ.
  • Cho tất cả hỗn hợp trên vào máy sinh tố xay thành hỗn hợp mịn. Sau đó, lấy hỗn hợp trên cho vào nồi nước vừa đủ để nấu cháo.
  • Mỗi ngày cho trẻ 1 lần và cách ngày (khoảng  2 – 3 lần/tuần) vào lúc đói, ít nhất trong khoảng 1 tháng.
cách nấu cháo ếch cho trẻ còi xương
Cháo ếch thơm ngon dành riêng cho bé còi xương, suy dinh dưỡng. (Ảnh: Internet)

5. Cháo tôm

Có lẽ bạn cũng biết tôm chứa một lượng lớn canxi tuyệt vời rất tốt cho sự phát triển của trẻ. Ngoài ra, tôm còn cung cấp nhiều kẽm, phốt pho, các vitamin A, D và nhiều axit amin thiết yếu cho hệ tiêu hoá cũng như sức khoẻ của trẻ bị còi xương suy dinh dưỡng.

Chuẩn bị

  • Tôm tươi (150g)
  • Bí đỏ
  • Gạo (50g)
  • Gia vị

Cách làm

  • Tôm rửa sạch, bóc vỏ và giã thịt tôm thật nhỏ. Phần vỏ và càng tôm sấy khô và tán thành bột mịn.
  • Bí đỏ, rửa sạch, hấp chín và tán nhuyễn.
  • Gạo xay thành bột mịn.
  • Cho tất cả các hỗn hợp trên vào nồi nước vừa đủ để nấu cháo, thêm gia vị và khuấy đều. Nấu đến khi chín là được.
  • Mỗi ngày cho trẻ 1 lần vào lúc đói và nên ăn 2 -3 lần/tuần trong ít nhất 1 tháng để đạt hiệu quả tốt nhất.
Cách nấu cháo tôm cho trẻ còi xương
Món cháo tôm là món ăn dặm lý tưởng cho trẻ nhỏ, đặc biệt là các bé còi xương. (Ảnh: Internet)

6. Thịt bò hầm rau củ

Trong thịt bò chứa nhiều chất sắt, đạm và là thực phẩm không thể thiếu trong các món ăn dặm giàu dinh dưỡng của trẻ. Khi nấu, bạn nên chọn lựa chọn phần thịt bò mềm, không có gân và nấu thật nhừ để giúp bé dễ hấp thu hơn nhé.

Chú ý, đối với món thịt bò này bạn chỉ nên sử dụng cho trẻ từ 1 tuổi trở lên, tốt nhất nên xay nhuyễn phần thịt bò để tăng khả năng hấp thu và tốt cho dạ dày của trẻ.

Chuẩn bị

  • Thịt bò (200g)
  • Khoai tây, hành tây, cà rốt, dừa
  • 3 tép tỏi
  • Gia vị (sốt cà, đường, mắm, tiêu)

Cách làm

  • Thịt bò thái miếng vuông, ướp với 2 muỗng sốt cà và đường, mắm, tiêu vừa đủ trong 30 phút cho ngấm gia vị.
  • Khoai tây, hành tây, cà rốt, dừa rửa sạch và thái nhỏ.
  • 3 tép tỏi băm nhuyễn.
  • Phi tỏi với một chút dầu ăn, cho thịt bò đã ướp ở trên vào xào cùng đến khi thịt săn lại. Cuối cùng, cho hỗn hợp rau trên và thịt bò vào nồi áp suất ninh đến khi chín nhừ.
  • Cho trẻ ăn 1 lần mỗi ngày và cách ngày (khoảng 2 – 3 lần/tuần).
cách nấu thịt bò hầm rau củ
Thịt bò hầm rau củ không chỉ thơm ngon mà còn cung cấp nhiều dinh dưỡng cho trẻ. (Ảnh: Internet)

7. Cháo chim cút

Chim cút có vị ngọt, tính bình. Đây là món ăn dành cho những người bị suy nhược, người có sức đề kháng kém như người mới ốm dậy, người già, bà mẹ mang thai và cho con bú, đặc biệt là cho trẻ suy dinh dưỡng.

Chuẩn bị

  • 1 con chim cút
  • Gạo nếp (30g)
  • Gạo tẻ (50g)
  • Vỏ quýt khô (30g)
  • Gia vị

Cách làm

  • Chim cút làm sạch và bỏ nội tạng, đầu, chân.
  • Vỏ quýt khô, gạo nếp, gạo tẻ xay thành bột và cho tất cả vào bụng chim cút.
  • Cho chim cút trên vào nồi nước, nêm gia vị vừa ăn và ninh nhỏ lửa đến khi cháo thịt chín nhừ.
  • Mỗi ngày cho trẻ 1 lần và có thể ăn 5 – 10 ngày liên tục.
cách nấu cháo chim cút cho trẻ còi xương
Cháo chim cút rất giàu dinh dưỡng giúp bé khoẻ mạnh hơn. (Ảnh: Internet)

8. Cháo sụn lợn

Đây là món ăn khá đặc biệt và ít người biết đến dưỡng chất mà nó đem lại. Trong phần sụn lợn chứa nhiều chất đạm, chất béo có lợi, các loại vitamin mang giá trị dinh dưỡng cao.  Bạn đừng nên bỏ lỡ món này trong thực đơn dinh dưỡng của trẻ nhé.

Chuẩn bị

  • Xương sụn lợn non (150g)
  • Gạo (50g)
  • Gia vị

Cách làm

  • Xương sụn lợn rửa sạch, xay thành bột và ướp với gia vị vừa đủ.
  • Gạo xay thành bột.
  • Cho hỗn hợp xương sụn lợn đã ướp ở trên vào nồi 150ml nước, ninh nhỏ lửa đến khi sụn chín mềm thì cho bột gạo vào khuấy đều và nấu thành cháo chín.
  • Bạn có thể cho trẻ ăn 2 lần mỗi ngày vào lúc đói và áp dụng cách ngày trong khoảng 1 tháng.
cách nấu cháo sụn lợn cho trẻ còi xương
Cháo sụn lợn là món ăn rất bổ dưỡng cho trẻ không nên bỏ qua. (Ảnh: Internet)

9. Cháo bột chân cua

Không chỉ phần thịt cua chứa hàm lượng dinh dưỡng cao và ngay cả chân cua cũng vậy. Đặc biệt, phần chân cua chứa rất nhiều canxi và là sự lựa chọn tuyệt vời cho trẻ suy dinh dưỡng.

Chuẩn bị

  • Chân cua loại to chắc khoẻ (300g)
  • Đậu xanh (50g)
  • Hạt sen (50g)
  • Gạo (50g)
  • Gia vị

Cách làm

  • Chân cua rửa sạch, sấy khô và sau đó tán thành bột mịn.
  • Đậu xanh, hạt sen rửa sạch, sấy khô và cũng tán thành bột mịn.
  • Trộn đều hỗn hợp trên.
  • Mỗi lần cho bé ăn, bạn nên dùng 1 thìa hỗn hợp bột cua trên và nấu với gạo để nấu cháo  dinh dưỡng cho bé. Mỗi ngày cho bé ăn 2 lần và ăn cách ngày trong khoảng 1 tháng.
cách nấu cháo bộ chân cua cho trẻ còi xương
Cháo bột chân cua ít người biết nhưng cực kỳ bổ dưỡng cho trẻ bị còi xương. (Ảnh: Internet)

10. Cháo thịt gà

Thịt gà là nguồn cung cấp protein và khoáng chất tuyệt vời không phải ai cũng biết. Bên cạnh đó, nó còn được xem là một trong những loại thịt nạc chứa ít chất béo nhất. Vì thế, bạn đừng quên bổ sung món cháo gà vào chế độ ăn uống của trẻ.

Chuẩn bị

  • Thịt gà nạc ở phần ức hoặc đùi gà (50g)
  • Bí đỏ (50g)
  • Gạo (50g)
  • Gia vị

Cách làm

  • Thịt gà rửa sạch, bỏ xương và băm nhuyễn.
  • Bí đỏ rửa sach, thái miếng, sau đó hấp chín và tán nhuyễn.
  • Cho thịt, gạo vào nấu đến khi cháo và thịt chín nhừ. Cho tiếp bí đỏ và gia vị vừa đủ vào khuấy đều, đun đến khi sôi là được.
  • Cho bé ăn 1 lần/ ngày và ăn cách ngày 2 – 3 lần mỗi tuần trong 1 tháng.
cách nấu cháo cho trẻ còi xương
Cháo dinh dưỡng dành riêng cho trẻ còi xương. (Ảnh: Internet)

Bạn có thể tham khảo các bài viết về sức khoẻ tại đây:

Bạn có thể thay đổi những món ăn trên luân phiên nhau giúp đa dạng vitamin cho trẻ suy dinh dưỡng nhanh khoẻ mạnh hơn. Một chế độ dinh dưỡng hợp lý đóng vai trò rất quan trọng đối với sự phát triển của trẻ. Chính vì thế, bạn hãy trang bị đầy đủ kiến thức về chế độ dinh dưỡng để chăm sóc trẻ suy dinh dưỡng khoẻ mạnh hơn.

Hãy tiếp tục theo dõi BlogAnChoi để cập nhật thêm nhiều bài viết bổ ích mỗi ngày bạn nhé!

Xem thêm

Dinh dưỡng cho người mắc bệnh suy tim cần lưu ý điều gì?

Suy tim là tình trạng bệnh lý trong đó cung lượng tim không đủ để đáp ứng cho nhu cầu oxy của cơ thể trong mọi tình huống sinh hoạt của bệnh nhân. Cùng xem hết bài viết này với BlogAnChoi để biết cần lưu ý gì trong dinh dưỡng của bệnh suy tim nhé các bạn!
Theo dõi bình luận
Thông báo về
guest
0 Bình luận
Phản hồi nội tuyến
Xem tất cả bình luận