Lễ hội đình ông Nguyễn là cách gọi dân gian của lễ giỗ Anh hùng dân tộc Nguyễn Trung Trực được tổ chức vào 26, 27 và 28/8 ÂL hằng năm tại thành phố Rạch Giá, tỉnh Kiên Giang.

Anh hùng dân tộc Nguyễn Trung Trực (1838-1868), nguyên quán gốc ở trấn Bình Định (ngày nay là tỉnh Bình Định), tên lúc nhỏ của ông là Chơn sau đổi thành Nguyễn Văn Lịch và cuối cùng là Nguyễn Trung Trực, là thủ lĩnh phong trào chống Pháp nửa cuối thế kỷ 19 ở Nam Bộ.

Vào khoảng sáng ngày 10/12/1861, Nguyễn Trung Trực tổ chức cuộc phục kích đốt cháy tàu chiến Espérance (Hy Vọng). Quân của Nguyễn Trung Trực đã diệt 17 lính và 20 cộng sự người Việt, chỉ có 8 người trốn thoát (2 lính Pháp và 6 lính Ma Ní tức lính đánh thuê Philippines). Vào 4 giờ sáng ngày 16/6/1868, Nguyễn Trung Trực bất ngờ dẫn quân từ Tà Niên (nay là xã Vĩnh Hòa Hiệp, Châu Thành, Kiên Giang) đánh úp đồn Kiên Giang (nay là khu vực UBND tỉnh Kiên Giang) do Trung úy Sauterne chỉ huy. Nghĩa quân chiếm được đồn, tiêu diệt được 5 viên sĩ quan Pháp, 67 lính, thu trên 100 khẩu súng cùng nhiều đạn dược và làm chủ tình hình được 5 ngày liền. George Diirrwell gọi đây là một “sự kiện bi thảm”. Hai chiến công lớn trên của ông đã được danh sĩ Huỳnh Mẫn Đạt đề hai câu thơ ca ngợi:

“Hỏa hồng Nhật Tảo oanh thiên địa

 Kiếm bạt Kiên Giang xuất quỷ thần”

Ngày 21/6/1868, Pháp đem quân từ Vĩnh Long đến phản công, ông phải lui quân về Hòn Chông (Kiên Lương) rồi ra đảo Phú Quốc, lập chiến khu tại Cửa Cạn nhằm kình chống đối phương lâu dài. Khi ông quy hàng giám đốc Sở nội vụ Paulin Vial viết:”Nguyễn Trung Trực chịu nộp mạng, chỉ vì thiếu lương thực và vì mạng sống của bao nghĩa quân đang bị bao vây hàng tháng trời ròng rã tại Phú Quốc”. Nhưng nhiều người cho rằng để bảo toàn lực lượng nghĩa quân, nhân dân trên đảo và lòng hiếu với mẹ (Pháp đã bắt mẹ của ông để uy hiếp), Nguyễn Trung Trực tự ra nộp mình cho người Pháp và bị đưa về giam ở Sài Gòn. Sau khi bị Pháp bắt tại Phú Quốc, ngày 27/10/1868 (nhằm ngày 12/09 năm Mậu Thìn), bọn Pháp đưa ông về lại Rạch Giá và sai một người Khmer tên Tưa (người dân thường gọi là Bòn Tưa) đưa ông ra hành hình tại chợ Rạch Giá, hưởng dương khoảng 30 tuổi. Để ghi nhớ công ơn của Nguyễn Trung Trực, nhân dân Kiên Giang đã lập đền thờ ông, hằng năm vào ba ngày 26, 27, 28/8 âm lịch người dân từ tứ xứ quy tụ lại tổ chức lễ giỗ cho ông. Hiện nay ở thành phố Rạch Giá cũng có một trường THPT lâu đời mang tên ông.

nguyen-trung-truc
Anh hùng dân tộc Nguyễn Trung Trực (ảnh: internet)

Đình thần Nguyễn Trung Trực tọa lạc ở phía Tây trung tâm TP. Rạch Giá, là ngôi đình thờ ông sớm nhất và lớn nhất trong số 9 ngôi đền thờ ông trong tỉnh Kiên Giang. Mộ Nguyễn Trung Trực nằm trong khuôn viên, từ cổng nhìn vào ở bên trái đình. Ngôi mộ bằng xi măng phía sau là một tấm bia cao 2 m trên khắc chữ: Anh hùng Nguyễn Trung Trực (1838 – 1868). Ở góc phải mộ có một tảng đá nhỏ ghi ngày đặt viên đá đầu tiên xây mộ là ngày 18 tháng 10 năm 1986.

đình thần nguyễn trung trực
Đình thần Nguyễn Trung Trực (Rạch Giá, Kiên Giang) (ảnh: facebook Kiên Giang News)

Lễ hội đình thần Nguyễn Trung Trực được tổ chức với nhiều hoạt động. Nhiều năm trở lại đây tỉnh Kiên Giang đã đẩy mạnh quy mô cho lễ giỗ anh hùng dân tộc Nguyễn Trung Trực.

cau-di-bo-2
(ảnh: internet)
cầu đi bộ
Cầu đi bộ bắt qua sông Kiên vừa đi vào hoạt động nhằm phục vụ du khách dịp lễ hội (ảnh: facebook Kiên Giang News)
nguoi-dan-du-le-hoi-dinh-nguyen-trung-truc-2
(ảnh: facebook)
người dân dự lễ ahdt nguyễn trung trực
Cảnh người dân đi dự lễ giỗ anh hùng dân tộc Nguyễn Trung Trực (ảnh: facebook Kiên Giang News)

Lễ giỗ Anh hùng dân tộc đã trở thành một nét văn hóa ăn sâu vào nếp sống không chỉ của người dân Kiên Giang nói riêng mà còn của cả người dân Nam Bộ nói chung. Hầu hết toàn bộ lương thực, thực phẩm phục vụ trong dịp lễ hội đều do các mạnh thường quân, các nhà tài trợ trong và ngoài tỉnh cùng với chính quyền quyên góp mà có. Người dân đều là tự nguyện nhưng vui vẻ và hết lòng phục vụ cho lễ hội mà không hề đòi hỏi bất kỳ công lao nào.

nguoi-dan-chuan-bi-com-cho-le-hoi-2
(ảnh: facebook)
lễ hội đình nguyễn trung trực
Người dân đang chuẩn bị những bữa cơm từ thiện cho du khách dự lễ hội (ảnh: facebook)
trại cơm từ thiện
Trại cơm từ thiện phục vụ người dân. Từ lâu “ăn cơm đình” đã trở thành một thói quen, một nét văn hóa đặc trưng mà người dân nào cũng phải thử qua mỗi dịp đến hẹn. Những bữa cơm chay đạm bạc nhưng ấm áp tình người (ảnh: facebook)

“Dù ai buôn bán xa gần

Ngày giỗ cụ Nguyễn thì ta nhớ về”

Đến hẹn lại lên, không ai bảo ai, khách hành hương tứ xứ kéo nhau về cùng dâng hương lên tỏ lòng thành kính với cụ Nguyễn và cầu xin những điều may mắn tốt lành.

người dân dâng hương
Du khách từ nhiều nơi hội về dâng hương lên cụ Nguyễn (ảnh: internet)
khách hành hương
(ảnh: facebook)
du khách
Người dân từ khắp các tỉnh cùng nhau kéo về Kiên Giang nhân dịp lễ cụ Nguyễn (ảnh: internet)

Bên cạnh hoạt động dâng hương còn có các hoạt động vui chơi giải trí khác như ca múa nhạc, buôn bán, trao đổi hàng hóa.

chợ đêm
Hội chợ trong khuôn khổ lễ hội gồm các mặt hàng phong phú với giá cả phải chăng. Sau khi lễ hội kết thúc, hội chợ vẫn kéo dài cho đến vài tuần sau (ảnh: internet)
hỏa hồng nhật tảo oanh thiên địa
Hai câu thơ danh sĩ Huỳnh Mẫn Đạt ngợi ca cụ Nguyễn được trang trí trên đường phố (ảnh: facebook Kiên Giang News)
Xem thêm

Xuyên màn đêm cùng Sài Gòn

Sài Gòn được mệnh danh là thành phố không ngủ bởi nó luôn vận động nhịp nhàng xuyên suốt dù là ngày hay đêm. Vào Sài Gòn học tập, sinh sống hay làm việc mà không làm một vài bữa overnight cùng Sài Gòn thì quả là một điều đáng tiếc. Sài Gòn ban ngày luôn nhộn nhịp, ồn ...
Theo dõi bình luận
Thông báo về
guest
0 Bình luận
Phản hồi nội tuyến
Xem tất cả bình luận