Không chỉ riêng sự việc của mukbanger Hamzy mới đây mà trước đó Trung Quốc đã có sự tranh chấp kimchi, hanbok với Hàn Quốc và tranh chấp văn hóa với các nước khác nữa, trong đó Việt Nam cũng “dính đạn” không ít.
Mukbanger Hamzy bị fan Trung tẩy chay
Ngày 15/01, Hamzy đã đăng một video ăn Bibimbap bạch tuộc cùng với món kim chi trên YouTube cá nhân của mình. Đáng lẽ sẽ không có chuyện gì xảy ra khi mà bên dưới phần bình luận của video đã nổ ra cuộc tranh cãi gay gắt giữa khán giả Hàn và Trung.
Lý do đơn giản chỉ bởi vì Hamzy đã nhấn vào nút like comment: “Tôi tức điên vì người Trung Quốc cho rằng Ssam (món rau bọc thịt bên trong) là của họ, nhưng tôi rất vui vì bạn đăng video quay cảnh mình đang ăn Ssam.” Rõ ràng đây chỉ là một bình luận nói lên sự bức xúc, khó chịu khi mà có rất nhiều thứ văn hóa đặc trưng của các nước xung quanh Trung Quốc bị nhận vơ.

Tuy nhiên vụ việc lại bị đẩy lên căng thẳng khi có người lại góp gió thổi lửa, cố tình dịch sai bình luận ấy để đăng chia sẻ lên mạng xã hội lớn nhất của Trung Quốc hiện tại là Weibo và nói rằng Hamzy đã công khai xúc phạm người Trung Quốc. Đối với bất kỳ quốc gia nào, xúc phạm tự tôn dân tộc là điều tối kị. Ngay sau đó video của Hamzy đã bị share và hứng chịu làn sóng giận dữ công kích từ phía đất nước này.
Video có comment gây tranh cãi của Hamzy:
Hậu quả của việc tranh cãi văn hóa Hàn – Trung
Nữ YouTuber bị chửi rủa thậm tệ, vụ việc to đến nỗi đại diện công ty quản lý của Hamzy tại Trung Quốc phải đứng ra xin lỗi cư dân mạng mặc dầu rằng cô không hề sai trong trường hợp này. Dẫu xuống nước là vậy, song mọi chuyện vẫn tệ đi.
Đến ngày 18/01, đích thân Hamzy phải lên tiếng qua bài post trên tab Cộng Đồng ở kênh YouTube của cô rằng: “Tôi đã nhấn ‘thích’ một bình luận nói về Ssam. Việc tôi nhấn ‘thích’ là bởi tôi tin rằng Kimchi và Ssam là món ăn thuộc về đất nước chúng tôi (Hàn Quốc). Tôi cũng cảm thấy thật nực cười khi có một cuộc tranh luận xem những món ăn này là của người Hàn Quốc hay người Trung Quốc”.

Sau đó Hamzy còn tiết lộ thêm thông tin rằng công ty quản lý kênh của cô ở Trung Quốc quyết định chấm dứt hợp đồng với cô vào ngày 17/01. Lý do là gì, hiển nhiên ai cũng hiểu được. Với nguyên nhân mỹ miều rằng “những tranh cãi và sự xúc phạm của cô gây ảnh hưởng nghiêm trọng tới dư luận tại Trung Quốc” thì rõ ràng bọn họ đang cố gắng bảo vệ luận điểm sai trái rằng Ssam của Trung trong khi nó là văn hóa của Hàn Quốc bao đời nay.

Thậm chí phía công ty còn cho rằng nữ Youtuber đã làm sứt mẻ tình cảm quan hệ nồng thắm giữa Hàn Quốc và Trung Quốc, phá vỡ lòng tin mà họ dành cho cô suốt trong thời gian qua. Hamzy phải xin lỗi vì gây ra sự hiểu lầm này với người hâm mộ Trung Quốc, tuy nhiên đồng thời cô cũng nhấn mạnh rằng không muốn quảng bá tại đây nếu bắt buộc nói rằng “Kimchi là món ăn của người Trung Quốc.”
Nữ YouTuber khẳng định: “Nếu tôi phải nói Kimchi là món ăn Trung Quốc để tích cực quảng bá ở nước bạn, thì thà tôi không quảng bá gì ở Trung Quốc nữa. Tôi hy vọng cư dân mạng Trung Quốc hiểu rằng các YouTuber hoặc người nổi tiếng Trung Quốc không cần phải nói ‘thực phẩm Trung Quốc là của Hàn Quốc’ chỉ để quảng bá ở Hàn Quốc”.

Theo những nguồn tin khác, cách đây không lâu cư dân mạng Hàn Quốc và Trung Quốc cũng từng có một cuộc khẩu chiến dữ dội khi Vlogger Lý Tử Thất làm kim chi nhưng để hashtag là “món ăn của Trung Quốc”
Video Lý Tử Thất làm kimchi với hagtag #ẩm thực Trung Quốc:
“Tiền án” của Trung Quốc trong tranh chấp văn hóa
Trung Quốc là đất nước rất hay nhận vơ, ôm đồm những tinh hoa của nước khác về làm của mình mặc dầu sự thật không phải vậy. Hàn Quốc không chỉ bị ẵm tay trên kim chi, kimbap, … mà còn có cả trang phục truyền thống như Hanbok. Không ít người Trung Quốc nhận rằng đây là trang phục của nước họ và cãi tới cùng để bảo vệ luận điểm ấy.

Ngoài ra còn có Nhật Bản với Kimono, mèo chiêu tài, nghệ thuật cờ vây, … rất nhiều những nét văn hóa đặc trưng của đất nước mặt trời mọc đều bị Trung Quốc gắn mác made in China, đem đi sang phương Tây hay đưa lên phim ảnh và bảo rằng đó là do người Trung Quốc phát minh, tìm hiểu ra. Sau này lưu lạc đến sang nước bạn, bị cướp mất. Thật buồn cười khi vừa ăn cướp lại vừa la làng như vậy.

Cuối cùng không thể không kể tới Việt Nam, khi trong một cuộc thi trang phục truyền thống của Trung Quốc xuất hiện Áo Dài. Một nhà thiết kế nổi tiếng của Trung ngang nhiên đưa thiết kế áo dài vào gắn mác rằng đó là trang phục của Trung, là sườn xám cách tân. Ngần đó bằng chứng là đủ cho thấy rằng Trung Quốc đã và đang vô lý thế nào trong việc tranh chấp văn hóa.

Video giải thích về việc Áo Dài Việt Nam bị ăn cắp trong một bộ sưu tập của NTK Trung Quốc:
Ngoài ra những bài viết khác cùng chủ đề bạn có thể quan tâm như:
- Trào lưu “nam sinh mặc áo dài” thống trị mạng xã hội, hàng trăm ý tưởng cực xịn xò
- Văn hóa Việt Nam ẩn hiện trong MV Kẻ Cắp Gặp Bà Già của Hoàng Thùy Linh
- Những điểm khác biệt trong văn hóa fandom KPOP và CBIZ, sốc toàn tập nếu bạn là fan KPOP vừa mới “sa chân” mê diễn viên Hoa Ngữ
Và đừng quên theo dõi BlogAnChoi để cập nhật thêm nhiều thông tin thú vị khác nhé!