Khi đặt chân đến xứ Huế mộng mơ, chắc hẳn một địa danh mà nhiều người không thể bỏ qua đó là Kinh thành Huế – nơi từng là kinh đô của nước ta dưới thời nhà Nguyễn. Hôm nay, hãy cùng mình khám phá Kinh thành Huế nơi lưu dấu ấn lịch sử này nhé.

Vị trí và lịch sử của Kinh thành Huế

Kinh thành Huế thuộc cụm Quần thể di tích Cố đô Huế nằm cạnh dòng sông Hương thơ mộng và trữ tình. Hiện nay Kinh thành Huế nằm trên địa phận của 4 phường là phường Đông Ba, phường Tây Lộc, phường Thuận Hòa và phường Thuận Lộc tại thành phố Huế, tỉnh Thừa Thiên Huế với diện tích khoảng 520 ha.

Kinh thành Huế (Ảnh: Internet)
Kinh thành Huế (Ảnh: Internet)

Được xây dựng dưới thời nhà Nguyễn, khởi công từ năm 1805 dưới thời vua Gia Long (Nguyễn Ánh) nhưng mãi đến đời vua Minh Mạng (năm 1832) hệ thống cung điện với hơn 100 công trình khác nhau mới được hoàn chỉnh. Kinh thành Huế là nơi đóng đô của triều Nguyễn trong suốt 140 năm từ năm 1802 đến năm 1945. Nơi đây được UNESCO công nhận là Di sản Văn hóa Thế giới vào năm 1993.

Mặc dù được xây dựng cách đây đã hơn 2 thế kỉ nhưng đến nay kinh thành Huế vẫn giữ được diện mạo như lúc đầu với sự đồ sộ, uy nghi mang phong cách xưa đem lại cho du khách sự hoài niệm về dòng lịch sử đã qua.

Khám phá kiến trúc của Kinh thành Huế

Kinh thành Huế xoay mặt về hướng Nam có kiến trúc vô cùng độc đáo với chiều dài của tường thành là 10km, bề dày là 21m và chiều cao là 6,6m, có dạng hình vuông, vì chạy theo đường uốn cong của dòng sông Hương nên mặt trước của Kinh thành hơi khum tựa như hình cánh cung. Cột cờ của Kinh thành Huế được đặt ở chính giữa mặt trước.

Khác nhiều với nhiều cố đô trước đây, kinh thành Huế được xây dựng theo lối Vauban – Pháp được áp dụng một cách khéo léo, phù hợp với các yếu tố về địa hình, thổ nhưỡng, vật liệu… ở Việt Nam thời bấy giờ. Chính những điều đó đã làm cho Kinh thành Huế trở thành một công trình nghệ thuật tuyệt hảo, tồn tại qua năm tháng.

Tranh vẽ về Kinh thành Huế (Ảnh: Internet)
Tranh vẽ về Kinh thành Huế (Ảnh: Internet)

Kinh thành Huế có cả thảy là 13 cửa với 10 cửa chính, 1 cửa thành nội bộ và 2 cửa đường thủy. Công trình được xây dựng với mục đích quân sự là chính nên trên tường thành được bố trí pháo, đại bác, kho đạn với khoảng cách đều nhau. Khi mới xây dựng Kinh thành chỉ được đắp bằng đất, cho đến cuối đời vua Gia Long mới được bắt đầu thay thế bằng gạch. Nhằm tăng thêm tính phòng thủ, phía bên ngoài tường thành có hệ thống hào bao bọc.

Bên trong Kinh thành Huế là nơi ở, sinh hoạt của Hoàng thất, quan lại, người dân và cũng là nơi làm việc của triều đình với hơn 100 công trình khác nhau. Những công trình nổi bật như Hoàng thành, Tử Cấm thành, Cổng Ngọ Môn, Điện Thái hòa…

  • Cổng Ngọ Môn: quay về hướng Nam là cổng chính của Hoàng thành. Đây là một công trình đồ sộ được chạm khác vô cùng tỉ mỉ và tinh xảo.
Ngọ Môn - Kinh thành Huế (Ảnh: Internet)
Ngọ Môn – Kinh thành Huế (Ảnh: Internet)
  • Hoàng thành: là nơi ở và làm việc của triều đình, đồng thời nơi đây cũng là nơi thờ tự tổ tiên và các vị vua của nhà Nguyễn. Hoàng thành có 4 cổng với 4 hướng Bắc, Nam, Đông, Tây với cửa chính là cổng Ngọ Môn nằm ở phía Nam. Các công trình nổi bật trong Hoàng thành như Điện Thái Hòa – nơi thiết triều, các nhà thờ tự, và khu vực Tử Cấm Thành.
Hoàng thành về đêm (Ảnh: Internet)
Hoàng thành về đêm (Ảnh: Internet)

Ngoài các công trình kiến trúc trên, khi đến Kinh thành Huế du khách có thể đến tham quan nhiều địa điểm khác trong thành như Kì Đài, Trường Quốc Tử Giám, Điện Long An, Bảo tàng Mỹ thuật cung đình Huế, Đình Phú Xuân… cùng nhiều công trình kiến trúc đồ sộ khác.

Điện Thái Hoà - Kinh thành Huế (Ảnh: Internet)
Điện Thái Hoà – Kinh thành Huế (Ảnh: Internet)

Trên đây là một vài nét chính của Kinh thành Huế, hi vọng sẽ hữu ích đối với các du khách đang và sẽ có ý định đến cố đô Huế. Nếu có bất kì ý kiến đóng góp nào hãy để lại ở phần bình luận. Cảm ơn các bạn đã theo dõi. Tạm biệt và hẹn gặp lại ở các bài viết tiếp theo. Thân ái!

Mời bạn xem thêm các bài viết liên quan:

Hãy theo dõi BlogAnChoi để cập nhật nhiều thông tin bổ ích nhé!

Xem thêm

Văn Miếu Quốc Tử Giám - Biểu tượng truyền thống hiếu học của dân tộc Việt Nam

Nói đến Hà Nội nghìn năm văn hiến thì không thể không nói đến Văn Miếu Quốc Tử Giám, được xem là ngôi trường đại học đầu tiên của Việt Nam ta nhằm đào tạo nhân tài phục vụ đất nước. Hiện nay, Văn Miếu là nơi được nhiều du khách ghé thăm nhất là các bạn học sinh, ...
Theo dõi bình luận
Thông báo về
guest
0 Bình luận
Phản hồi nội tuyến
Xem tất cả bình luận