The Blues đã có chuỗi thành tích tệ hại trong suốt tháng 12 và đầu tháng 1, chỉ thắng một lần trong bảy trận ra quân gần nhất. Frank Lampard trở thành HLV có kỷ lục ghi điểm tệ nhất của câu lạc bộ tại Premier League dưới thời ông chủ Roman Abramovich. Nên nhớ, tỷ phú người Nga đã thuê và sa thải 14 huấn luyện viên khác nhau kể từ khi ông đến vào năm 2003.

Không tính bổ nhiệm tạm thời Ray Wilkins hay Steve Holland, đây là danh sách những người đã đến và đi trong những năm trước Lampard. Và sân Stamford Bridge có một biệt danh mới trong triều đại Abramovich: cỗ máy xay huấn luyện viên.

1. Claudio Ranieri (9/2000 – 5/2004)

Trận đấu: 199

Tỷ lệ thắng: 54%

Ranieri đã nắm quyền ở Chelsea trước khi Abramovich mua câu lạc bộ vào mùa hè năm 2003. Và ông chỉ ở đây thêm một mùa giải nữa. Danh thủ người Ý bị coi là tàn dư của thời kỳ tiền Abramovich và cuối cùng đã rời khỏi câu lạc bộ mà không giành được một danh hiệu nào.

2. Jose Mourinho (6/2004 – 9/2007)

Trận đấu: 185

Tỷ lệ thắng: 67%

Cựu huấn luyện viên của FC Porto – Mourinho là hiện thân hoàn hảo của Chelsea trong triều đại Abramovich: Chi tiêu nhiều, thắng lớn. Nói cách khác, đầy mùi tiền.

Nhưng bất chấp việc mua bán đội hình với những bản hợp đồng mới đắt giá, The Blues vẫn xếp thứ hai sau Arsenal ở mùa giải 2004 – 2005. Mùa giải 2005 – 2006, Mourinho đưa Chelsea tới chức vô địch đầu tiên sau nửa thế kỷ và sau đó giành cú đúp danh hiệu vào mùa 2006-07.

Mourinho cùng Chelsea vô địch Premier League 2 năm liên tiếp. (Nguồn ảnh: Internet)
Mourinho cùng Chelsea vô địch Premier League 2 năm liên tiếp (Ảnh: Internet)

Tuy nhiên, sau khi mùa giải 2007-08 có khởi đầu không tốt khi đội bóng của ông tụt xuống thứ năm, Mourinho đã khiến cả thế giới choáng váng khi rời Chelsea (dù còn ba năm hợp đồng). Sau đó là hàng loạt drama, thuyết âm mưu tràn ngập các mặt báo và giới túc cầu tự hiểu, mối quan hệ của ông với Abramovich trở nên không thể cứu vãn.

3. Avram Grant (9/2007 – 5/2008)

Trận đấu: 54

Tỷ lệ thắng: 67%

Người ta cho rằng một trong những lý do chính khiến Mourinho không hài lòng là việc Abramovich quyết định đưa Grant lên làm “giám đốc bóng đá” vào mùa hè năm 2007.

Cựu cầu thủ người Israel được thuê với bản hợp đồng trị giá 31 triệu bảng. Nhưng Grant không thể hòa nhập với các cầu thủ, đỉnh điểm hơn nữa là người hâm mộ chỉ gọi tên Mourinho trong các trận đấu. Grant chỉ cầm quân một mùa giải nhưng đã kịp dẫn The Blues đến trận chung kết Champions League 2008, trận đấu mà họ đã thua Manchester United trên chấm phạt đền ở Moscow.

4. Luis Felipe Scolari (7/2008 – 2/2009)

Trận đấu: 36

Tỷ lệ thắng: 56%

Để xoa dịu người hâm mộ sau sự ra đi của Mourinho, Abramovich đã tìm đến Scolari, khi đó là huấn luyện viên trưởng của đội tuyển quốc gia Bồ Đào Nha với một bản hợp đồng 3 năm.

Scolari đến Chelsea sau hàng loạt drama của Mourinho và ông chủ. (Nguồn ảnh: Internet)
Scolari đến Chelsea sau hàng loạt drama của Mourinho và ông chủ (Ảnh: Internet)

Thế nhưng, cho dù từng đưa đội tuyển Brasil đến chức vô địch World Cup 2002 thì “Big Phil” cũng chỉ dẫn dắt The Blues được bảy tháng trước khi bị sa thải vào giữa mùa giải vì không thể duy trì thứ hạng tốt khi kém đội đầu bảng Manchester United tới bảy điểm.

5. Guus Hiddink (2/2009 – 5/2009)

Trận đấu: 22

Tỷ lệ thắng: 73%

Với Scolari bị sa thải, Hiddink được bổ nhiệm làm huấn luyện viên tạm quyền mới của Chelsea đồng thời tiếp tục vi trí huấn luyện viên trưởng đội tuyển Nga.

Hiddink chỉ thua một lần trong nhiệm kỳ của mình trong khi đưa The Blues vào tới bán kết Champions League (trận thua sít sao trước Barcelona) và vô địch FA Cup trong trận đấu cuối cùng của ông.

6. Carlo Ancelotti (6/2009 – 5/2011)

Trận đấu: 109

Tỷ lệ thắng: 61%

Sau 8 năm gắn bó với Milan, Ancelotti trở thành huấn luyện viên thứ sáu được Abramovich thuê trong sáu năm ở Chelsea.

Ancelotti đã giành được cú đúp Premier League và cúp quốc gia cùng Chelsea. (Nguồn ảnh: Internet)
Ancelotti đã giành được cú đúp Premier League và cúp quốc gia cùng Chelsea (Ảnh: Internet)

Chủ sở hữu người Nga có ý định mở ra một kỷ nguyên mới và công bằng mà nói, Ancelotti khá thành công trong năm đầu tiên. Ông đã giành được cú đúp vô địch Premier League và cúp quốc gia. Tuy nhiên, mùa hè năm 2011 sau khi kết thúc mùa giải thứ hai mà không có danh hiệu, Ancelotti lập tức được thông báo về việc bị sa thải trong một hành lang ở Goodison Park trước khi lên xe buýt của đội sau thất bại 0-1 trước Everton.

7. Andres Villas-Boas (6/2011 – 3/2012)

Trận đấu: 40

Tỷ lệ thắng: 48%

Villas-Boas được mệnh danh là “Mourinho đệ nhị” sau cú ăn ba vô địch Bồ Đào Nha – cúp quốc gia – Europa League cùng FC Porto mùa giải 2010. Thế nhưng khi đến Chelsea, huấn luyện viên người Bồ không thể tìm được tiếng nói trong phòng thay đồ bởi anh chỉ bằng tuổi với một số cầu thủ lớn tuổi trong đội.

8. Roberto Di Matteo (3/2012 – 11/2012)

Trận đấu: 42

Tỷ lệ thắng: 57%

Từng là một người hùng ở Chelsea, Di Matteo đã được chào đón nồng nhiệt khi anh từ chức trợ lý huấn luyện viên để đảm nhận vai trò huấn luyện viên trưởng tạm quyền sau sự ra đi của Villas-Boas.

Di Matteo đã giành được cả Champions League và FA Cup trong 21 trận đầu tiên cầm quân trước khi bị sa thải vì chuỗi phong độ tệ hại trong tám tháng sau đó.

9. Rafa Benitez (11/2012 – 5/2013)

Trận đấu: 48

Tỷ lệ thắng: 58%

Cựu huấn luyện viên của Liverpool, Benitez đã được đưa lên nắm quyền trong phần còn lại của mùa giải sau khi Di Matteo bị sa thải.

Benitez giành Europa League cùng Chelsea. (Nguồn ảnh: Internet)
Benitez giành Europa League cùng Chelsea (Ảnh: Internet)

Thời gian ở Chelsea không lâu nhưng Benitez vẫn giành được chức vô địch Europa League và một vị trí trong top 4 Premier League trước khi chuyển đến Napoli.

10. Jose Mourinho (6/2013 – 12/2015)

Trận đấu: 136

Tỷ lệ thắng: 59%

“Người đặc biệt” trở lại trước mùa giải 2013-14 và nhanh chóng xây dựng lại đội hình. The Blues về thứ ba trong mùa giải 2013 – 2014. Tuy nhiên, mùa giải 2015-16 là một năm kinh hoàng đối với nghiệp cầm quân của Mourinho khi Chelsea thua đến chín trong số 16 trận đầu tiên.

Huấn luyện viên người Bồ Đào Nha một lần nữa bị Abramovich sa thải vào giữa tháng 12 khi Chelsea chỉ hơn đội xuống hạng một điểm.

11. Guus Hiddink (12/2015 – 5/2016)

Trận đấu: 27

Tỷ lệ thắng: 37%

Một gương mặt quen thuộc vừa ra đi thì gương mặt quen thuộc khác cũng trở lại để kéo Chelsea ra khỏi vũng lầy. Hiddink đã đồng ý nắm quyền trong phần còn lại của mùa giải 2015-16 và nhanh chóng bất bại trong 12 trận đầu tiên. Cuối mùa giải, The Blues có thứ hạng an toàn ở giữa bảng xếp hạng – một thành tích không đến nỗi nào sau chuỗi trận bết bát mà Mourinho để lại.

12. Antonio Conte (7/2016 – 7/2018)

Trận đấu: 106

Tỷ lệ thắng: 65%

Conte đã chuyển từ Azzurri sang The Blues sau hành trình cùng Italia tại Euro 2016. Conte đã chứng tỏ thành công ngay lập tức tại Bridge khi đưa Chelsea trở lại vị trí dẫn đầu giải đấu bằng cách giành danh hiệu mùa giải 2016-17 và lập kỷ lục mới về số trận thắng nhiều nhất trong một mùa giải (30 trận thắng trong tổng 38 trận).

Conte được lòng tất cả ở sân Stamford Bridge, trừ ông chủ. (Nguồn ảnh: Internet)
Conte được lòng tất cả ở sân Stamford Bridge, trừ ông chủ (Ảnh: Internet)

Ông đã cùng Chelsea giành chức vô địch FA Cup mùa giải 2017-18 nhưng điều này không có ý nghĩa gì khi The Blues đứng thứ 5 trên BXH, bỏ lỡ suất dự Champions League quan trọng.

13. Maurizio Sarri (7/2018 – 6/2019)

Trận đấu: 63

Tỷ lệ thắng: 62%

Sarri được chọn để thay thế người đồng hương Conte. Chưa nói đến chuyên môn thì vấn đề bên ngoài sân cỏ là Sarri nghiện thuốc lá nặng, có vấn đề về giao tiếp và nhanh chóng trở thành một nhân vật không được lòng người hâm mộ.

Chelsea đã vô địch Europa League và đứng thứ ba ở Premier League trong mùa giải đầu tiên Sarri cầm quân, nhưng điều đó không thể ngăn cản việc ông rời đi sau chưa đầy một năm ở Anh – chính xác là 337 ngày.

14. Frank Lampard (7/2019 – Hiện tại)

Trận đấu: 80

Tỷ lệ thắng: 51,25%

Lampard đã được trao cơ hội trở lại mái nhà xưa Chelsea vào mùa hè năm 2019. Trên thực tế thời điểm này, The Blues dường như không còn lựa chọn khác bởi sẽ không có nhiều huấn luyện viên tên tuổi nào muốn tiếp quản đội hình vừa mất đi ngôi sao sáng nhất Eden Hazard (chuyển sang Real Madrid) và sự hạn chế về lệnh cấm chuyển nhượng của FIFA.

Lampard trở về nơi anh đã có 13 năm gắn bó. (Nguồn ảnh: Internet)
Lampard trở về nơi anh đã có 13 năm gắn bó (Ảnh: Internet)

Đương nhiên với một huyền thoại ở sân Stamford Bridge, Lampard đã làm tất cả những gì có thể và Chelsea cán đích ở vị trí thứ tư trong mùa giải đầu tiên người không phổi cầm quân.

Tuy nhiên hiện tại, The Blues chỉ thắng một lần trong bảy trận ra quân gần nhất. Và đương nhiên với tính cách của mình, Abramovich đã cân nhắc bổ nhiệm Thomas Tuchel nếu không cứu vãn được tình hình. Cho dù có là huyền thoại, có là “người không phổi” hay gắn bó đến tận 13 năm thì vẫn phải đứng sau chữ “thành tích”. Thế nhưng, liệu điều này có công bằng đối với Lampard khi Chelsea không có nhiều lựa chọn trong đội hình?

Xem thêm

Tin chuyển nhượng: Arsenal thanh lí Ozil và Sokratis

Tin chuyển nhượng 10/1: Arsenal thanh lí Ozil, Brighton đạt thỏa thuận với Moises Caicedo, Moussa Dembélé sẽ chuyển sang Atlético,... là những tin tức nóng hổi trong ngày.
Theo dõi bình luận
Thông báo về
guest
3 Bình luận
Bình chọn nhiều nhất
Mới nhất Cũ nhất
Phản hồi nội tuyến
Xem tất cả bình luận
User 12aa7db1

bài viết hay

Phạm Long Thuyên

bài viết hay quá ạ

Lê Huỳnh Chi

tiếc cho ông lampard quá