Có thể nói thai kỳ là giai đoạn đặc biệt nhất trong tất cả các giai đoạn sinh lý bình thường trong đời của người phụ nữ. Trong thai kỳ có sự thay đổi rất lớn về thể chất, tâm lý, sinh lý,… đôi khi khác biệt hẳn so với các giai đoạn trước và sau đó. Cùng BlogAnChoi tìm hiểu xem dinh dưỡng trong thai kỳ cần lưu ý gì nha!

Tất cả những thay đổi trong quá trình mang thai của người phụ nữ đều cần phải được quan tâm và chăm sóc để đáp ứng cho sự phát triển tối ưu của thai nhi và sự an toàn của mẹ. Trong số các vấn đề cần quan tâm thì dinh dưỡng hợp lý là yếu tố quan trọng hàng đầu.

Bổ sung đầy đủ chất dinh dưỡng để thai nhi phát triển khỏe mạnh (Nguồn: Internet)
Bổ sung đầy đủ chất dinh dưỡng để thai nhi phát triển khỏe mạnh (Nguồn: Internet)

Thai kỳ là giai đoạn mà nguy cơ thiếu hụt chất dinh dưỡng rất dễ xảy ra và hậu quả của sự thiếu hụt này sẽ gây ảnh hưởng lớn, thậm chí có thể nói là mang tính quyết định đến sức khỏe và sự phát triển của cả mẹ lẫn thai nhi.

Mặt khác, tình trạng thừa dinh dưỡng cũng kéo theo sự gia tăng nguy cơ mắc bệnh lý liên quan đến thừa dinh dưỡng trong thai kỳ với mức độ nghiêm trọng cả trong thai kỳ lẫn hậu quả lâu dài.

Nhu cầu năng lượng của cơ thể khi không mang thai

Năng lượng = Cân nặng x 24 x Chỉ số hoạt động (kcal/ngày)

Bạn có thể xem chỉ số hoạt động ở đây

Nhu cầu năng lượng theo các quý trong thai kỳ

  • Quý 1 = Nhu cầu năng lượng khi không mang thai + 50
  • Quý 2 = Nhu cầu năng lượng khi không mang thai + 250
  • Quý 3 = Nhu cầu năng lượng khi không mang thai + 450

Ví dụ: Tính nhu cầu năng lượng cho thai phụ 32 tuần có cân nặng trước khi mang thai là 55 kg, cân nặng hiện tại là 65 kg có chỉ số hoạt động thụ động

  • Năng lượng khi chưa mang thai = 55 x 24 x 1,2 = 1584 kcal/ngày
  • Năng lượng cho thai phụ 32 tuần = 1584 + 450 = 2034 kcal/ngày
Tăng nhu cầu năng lượng để nuôi dưỡng bào thai khỏe mạnh (Nguồn: Internet)
Tăng nhu cầu năng lượng để nuôi dưỡng bào thai khỏe mạnh (Nguồn: Internet)

Trong giai đoạn từ 2-8 tuần thai, nhu cầu các chất sinh năng lượng của phôi thai rất ít nhưng cần phải chú trọng cung cấp đầy đủ các chất dinh dưỡng vi lượng (các vitamin, chất khoáng vi lượng như sắt, iốt, kẽm,…) và các chất dinh dưỡng có chức năng cấu trúc (acid amin thiết yếu, chất khoáng đa lượng và vi lượng, chất béo chuỗi dài,…)

Từ tuần thứ 9 về sau, chất dinh dưỡng cần thiết cho sự tăng trưởng và hoạt động của giai đoạn này vẫn bao gồm các nguyên liệu cấu trúc nhưng bắt đầu cần chú trọng hơn đến việc cung cấp năng lượng đủ cho sự tăng trưởng rất nhanh của thai trong giai đoạn này.

Nhu cầu các chất dinh dưỡng cho cơ thể

Glucid : Protid : Lipid = 60 : 15 : 25 (% năng lượng khẩu phần)

Ví dụ (tiếp theo):

  • Glucid = (2034 x 0,6) : 4 = 305 g
  • Protid (2034 x 0,15) : 4 = 76g
  • Lipid = (2034 x 0,25) : 9 = 56,5g

Glucid (chất bột đường)

Lượng chất bột đường ăn vào hàng ngày thường tăng theo nhu cầu năng lượng chung nhưng tỷ lệ chất bột đường trong khẩu phần vẫn giữ ở mức 55 – 65% năng lượng khẩu phần. Ngoại trừ trường hợp đái tháo đường thai kỳ thì mức năng lượng cung cấp từ chất bột đường cần giảm xuống khoảng 50 – 55% năng lượng khẩu phần.

Protid (chất đạm)

Trong suốt thai kỳ, chất đạm cần được cung cấp liên tục để xây dựng các cấu trúc cơ thể cần cho việc mang thai như tử cung, nhau thai, dây rốn, màng ối,… đồng thời cung cấp nguyên liệu cho quá trình hình thành tất cả các bộ phận trong cơ thể thai nhi. Lượng đạm khẩu phần thường duy trì ở mức bình thường, tức là từ 14-18% năng lượng khẩu phần.

Các mẹ cần chú ý cân đối các chất dinh dưỡng (Nguồn: Internet)
Các mẹ cần chú ý cân đối các chất dinh dưỡng (Nguồn: Internet)

Lipid (chất béo)

Tỷ lệ chất béo trong khẩu phần ăn của thai phụ cũng thường không thay đổi so với giai đoạn trước mang thai. Chỉ trừ những trường hợp cần phải giảm béo khi thai phụ có thừa cân, béo phì hoặc rối loạn chuyển hóa chất béo. Khẩu phần chất béo trung bình của phụ nữ mang thai vẫn chiếm 25-35% tổng năng lượng khẩu phần.

Các bạn có thể đọc thêm các bài viết khác về dinh dưỡng tại đây:

Hãy theo dõi BlogAnChoi để cập nhật nhiều thông tin bổ ích nhé!

Xem thêm

12 thực phẩm bảo vệ thận hiệu quả bạn nên ăn thường xuyên

Thận là cơ quan cực kỳ quan trọng của cơ thể, đóng vai trò loại bỏ chất thải và độc tố trong máu, đảm bảo cân bằng nước và khoáng chất. Với áp lực không ngừng từ lối sống hiện đại và chế độ ăn uống không lành mạnh, việc chăm sóc cho thận trở nên quan trọng hơn ...
Theo dõi bình luận
Thông báo về
guest
0 Bình luận
Phản hồi nội tuyến
Xem tất cả bình luận