Trung Quốc là mảnh đất màu mỡ của thị trường thời trang cao cấp, được quảng bá đầy rộng rãi với các đại diện từ người mẫu, diễn viên, KOLs hàng đầu trên thế giới. Nhưng những năm trở lại đây, Trung Quốc liên tục gánh chịu tổn thất về ngành thời trang khiến nhiều người phải ngỡ ngàng. Vậy những nguyên nhân nào khiến các thương hiệu thời trang cao cấp thất bại ở Trung Quốc? Cùng mình tìm hiểu ngay nhá.
1. Cập nhật công nghệ chậm
Ngày nay, Trung Quốc đang vươn mình trở thành “thủ phủ” công nghệ của thế giới, mọi việc mua sắm, buôn bán đều có sự góp mặt 100% của công nghệ. Và việc shopping online ngày càng trở nên phổ biến hơn bao giờ hết ở đất nước tỷ dân này.
Rongyu Zhou – một người trẻ thuộc thế hệ Millennials cho biết: “Tôi không thích trực tiếp ghé thăm các cửa hàng thời trang cao cấp vì nhân viên bán hàng xung quanh luôn khiến tôi cảm thấy áp lực. Khi muốn xem đồ của các thương hiệu, tôi thích shopping online hơn vì tôi có thể xem những sản phẩm mới nhất, số lượng hàng có sẵn, đã có ở thành phố nơi tôi sinh sống hay chưa,…”.
Trong khi đó, những brand nổi tiếng như Prada, Hermès và Tiffany & Co mới chỉ có tài khoản chính thức trên WeChat, Weibo và Douyin mà vẫn chưa tham gia các nền tảng nổi tiếng khác như BiliBili, Kuaishou hoặc Xiaohongshu. Điều này ảnh hưởng khá lớn đến độ nhận diện thương hiệu của họ trên các nền tảng mạng xã hội.
2. Thiếu sự hiểu biết về văn hóa Trung Hoa
Vào ngày 19 tháng 11, D&G đăng tải video trên Weibo với nội dung một cô người mẫu người Trung Quốc dùng đũa để hưởng thức một cái pizza cỡ lớn với xung quanh là đèn lồng đỏ. Ngay sau khi đoạn video được đăng lên, nó đã vấp phải làn sóng chỉ trích dữ dội của cộng đồng mạng vì bị cho là nhạo báng văn hóa Trung Quốc. Đoạn phim đã bị gỡ xuống 24h sau đó.
Sau khi scandal nổ ra, người sáng lập thương hiệu còn tiếp tục dùng những từ ngữ đầy có phần xúc phạm, miệt thị và dùng các meme, icon “đống phân” để nói về người Trung Quốc.
Ngay lập tức, các ngôi sao như Lý Băng Băng, Chương Tử Di, Huỳnh Hiểu Minh, thậm chí cả đại sứ của D&G tại Trung Quốc là Vương Tuấn Khải và Địch Lệ Nhiệt Ba cũng tuyên bố rời bỏ thương hiệu này.
Các sản phẩm của D&G đã bị gỡ khỏi các trang mua sắm trực tuyến và cửa hàng miễn thuế tại Trung Quốc. Không chỉ có thế, các trang thương mại điện tử tầm cỡ như Alibaba, JD và Yoox Net-A-Porter cũng quyết định ngưng bán các sản phẩm của D&G.
3. Sử dụng chung một chiến lược cho thị trường Trung Quốc
Một chiến lược marketing được chào đón nồng nhiệt ở Bắc Kinh hoặc Thượng Hải có thể không gây được tiếng vang lớn đối với người tiêu dùng ở Nam Kinh hoặc Hạ Môn và ngược lại. Thực tế, 75% người tiêu dùng Trung Quốc giàu có sống bên ngoài các thành phố hàng đầu của đất nước. Các thương hiệu cần phát triển các chiến lược vi mô phù hợp để đáp ứng với sự đa dạng, phức tạp và đặc thù khu vực của thị trường Trung Quốc.
4. Thiếu hiểu biết về đất nước nơi đây
Trở lại tháng 8 năm 2019, Versace cho ra mắt chiếc áo thun in tên thành phố của các quốc gia trên thế giới. Điều đáng nói ở đây là Bắc Kinh, Thượng Hải được chú thích thuộc Trung Quốc, nhưng Hong Kong và Macau lại được xem như quốc gia độc lập.
Gần đây hơn, Burberry đã phải đối mặt với phản ứng quyết liệt từ phía người nổi tiếng và cư dân mạng Trung Quốc khi cho ra quyết định táo bạo đó là cấm bông Tân Cương. Chỉ vài ngày sau đó (ngày 26/3), Trung Quốc đã tuyên bố trừng phạt 4 tổ chức và 9 cá nhân của Anh vì vấn đề bông Tân Cương này.
Thực tế, người Trung Quốc luôn đặt tự tôn dân tộc lên hàng đầu nên họ sẽ không bao giờ cho phép một nhãn hàng nước ngoài nào kiếm tiền trên đất nước mình nhưng lại bôi nhọ Trung Quốc.
5. Sai lầm khi chọn KOLs
Ngày nay, những ca sĩ, diễn viên thường sở hữu một lượng fan khủng ở cả ngoài đời lẫn trên mạng xã hội. Lời nói và hành động của họ có thể làm trở thành trào lưu để một nhóm người nào đó làm theo. Vì vậy, việc hợp tác với người nổi tiếng để phát triển thương hiệu đang là xu hướng của rất nhiều doanh nghiệp.
Vào đầu năm 2021, các thương hiệu như Louis Vuitton, Bvlgari và Prada đã gây tiếng vang lớn khi bổ nhiệm các thần tượng Trung Quốc trở thành đại sứ cho thương hiệu của mình. Nhưng chỉ vài tháng sau, những vụ bê bối liên quan đến những người nổi tiếng này đã tràn lan trên mạng xã hội.
Vào tháng 8, Ngô Diệc Phàm đã bị bắt vì tội hiếp dâm trẻ chưa vị thành niên, làm tổn hại nghiêm trọng đến hình ảnh của nhiều thương hiệu, trong đó không thể không kể đến ông lớn Louis Vuitton. Hơn nữa, theo tờ The New York Times, các nhà chức trách nước này đang tìm cách kiềm chế hành vi tôn thờ thái quá người nổi tiếng của khán giả trẻ.
Bạn có thể xem thêm các bài viết khác trên BlogAnChoi tại đây:
- Gội đầu dưỡng sinh là gì? Cách gội đầu dưỡng sinh hiệu quả ngay tại nhà
- Cái giá nào cho việc sử dụng hàng “pha-ke”
- 5 phong cách thời trang Xuân – Hè sẽ hot trong năm 2022
Trên đây là 5 sai lầm khiến các thương hiệu thời trang cao cấp thất bại ở thị trường Trung Quốc. Hãy follow và theo dõi BlogAnChoi để biết thêm nhiều thông tin thú vị hơn nhé!