Điểm đến được ưa thích hàng đầu của khách du lịch khi đến Việt Nam chính là phố cổ Hội An. Nhắc đến Hội An, ta liên tưởng ngay đến những chiếc lồng đèn đủ màu sắc lãng mạn. Tuy nhiên, Hội An còn có nhiều thứ hay ho hơn thế nữa. Hãy cùng BlogAnChoi khám phá thêm về những điều khác biệt và duyên dáng của thành phố này nhé!

Hội An là thành phố thuộc tỉnh Quảng Nam, Việt Nam, cách thành phố Hồ Chi Minh 940km và cách Đà Nẵng 30km. Nơi đây đã được UNESCO công nhận Di sản Văn hóa Thế giới vào năm 1999. Cách tiện nhất để đi đến Hội An là xuất phát từ Đà Nẵng, có thể đi bằng xe máy, xe hơi, taxi hay xe bus. Tuyến đường phổ biến được nhiều người chọn để đi từ Đà Nẵng đến Hội An là Võ Nguyên Giáp – Trường Sa – Lạc Long Quân.

Phố cổ Hội An (Nguồn: Internet).
Phố cổ Hội An (Nguồn: Internet).

Khi du lịch đến Hội An, thời gian lý tưởng nhất là tháng 2 đến tháng 4 khi mà thời tiết không quá oi bức đồng thời cũng không có những cơn mưa bất chợt. Thời tiết lúc này mát mẻ, ánh nắng dịu nhẹ rất thích hợp để tham quan và chụp hình lưu lại kỉ niệm. Hội An luôn được lòng các du khách nước ngoài vì vẻ ngoài khác biệt và không khí lãng mạn nơi đây.

Mặc dù thời gian trôi qua, nơi đâu cũng thay đổi trở nên hiện đại hơn thì Hội An vẫn giữ nguyên các giá trị truyền thống và mang vẻ đẹp cổ kính. Chúng ta có thể thấy điều này từ quán xá, đường phố, hàng cây, từng viên gạch vàng hay mái ngói cam cổ điển. Đặc biệt nhất là những dãy lồng đèn đủ màu đủ sắc mang lại một không khí truyền thống mà ấm áp không nơi đâu có thể bắt chước được.

Sau đây là những điều độc đáo góp phần tạo nên vẻ đẹp của Hội An. Hãy cùng khám phá nhé!

Thứ nhất phải kể đến là nước mót

Ly nước thảo mộc được trang trí với hoa sen và lá trà (Nguồn: Internet).
Ly nước thảo mộc được trang trí với hoa sen và lá trà (Nguồn: Internet).

Một nét đặc trưng chỉ có ở Hội An là nước mót. Mọi người chỉ có thể uống và mường tượng ra nguyên liệu là gì từ cảm nhận của bản thân. Tuy nhiên công thức của nước mót thì vẫn còn là một bí mật không ai biết ngoài chủ quán, nên nếu muốn thường thức món này chỉ có thể đến Hội An. Có nhiều du khách hay người dân phải thú nhận là nước mót ngon, bổ và có vị lạ lùng như cái tên của nó.

Nước mót là một loại nước thảo mộc. Nguyên liệu chính được mọi người đoán ra là hoa cúc, lá sen khô, chanh, sả, hạ khô thảo, cam thảo, quế và lá trà xanh. Nước thường được mọi người gọi tên thân mật là nước “chanh sả” hay gọi đùa là nước “sang chảnh”. Cái tên đặc biệt của nước mót khiến mọi người để ý và nhớ đến thật ra là do Mót là tên gọi ở nhà của chủ quán, nên khi đặt tên quán anh nhớ tới và đặt luôn làm tên quán.

Nước mót là một trong các đặc sản của Hội An (Nguồn: Internet).
Nước mót là một trong các đặc sản của Hội An (Nguồn: Internet).

Giá của một ly nước mót là 12.000 – quá khiêm tốn cho một ly thảo mộc đầy đủ các nguyên liệu healthy. Ly nước còn được trang trí với lá sen và lá trà trông điệu nghệ hơn hẳn. Đồng thời quán cũng đặc biệt quan tâm đến môi trường khi dùng ly giấy và ống hút tre. Bởi giá tiền hợp lí cùng các giá trị mà quán mang lại nên nơi này lúc nào cũng đông khách. Đi trong phố cổ, cứ thấy nơi nào khách xếp hàng dài là biết đó là quán nước Mót.

Thứ hai là đi thuyền và thả đèn hoa đăng

Thả hoa đăng và ước nguyện (Nguồn: Internet).
Thả hoa đăng và ước nguyện (Nguồn: Internet).

Đèn hoa đăng là những chiếc đèn được các nghệ nhân ở Hội An làm từ giấy và nến. Đèn sẽ được du khách mua và thuyền sẽ chở du khách ra giữa sông Hoài để cầu may và thả đèn trôi theo dòng nước. Ban đêm, ánh nến lung linh sẽ thắp sáng cả dòng sông Hoài, tạo nên một khung cảnh đẹp và mơ mộng như trong tranh vẽ.

Các dịp để thả đèn hoa đăng thường là mùng 1, 14, 15 âm lịch. Tuy nhiên do nhu cầu của khách du lịch nên đèn được thả tất cả những ngày trong tuần. Thả đèn hoa đăng được coi là một hành động tâm linh ở Hội An. Mỗi chiếc đèn vừa mang ý nghĩa cầu may, cầu sức khỏe hay tài lộc đồng thời cũng mang theo ước nguyện của người thả. Khi đèn trôi về gần biển thì điều ước ấy cũng gần với hiện thực hơn.

Nếu có dịp đến Hội An đừng bỏ lỡ hoạt động thú vị này (Ảnh: Internet).
Nếu có dịp đến Hội An đừng bỏ lỡ hoạt động thú vị này (Ảnh: Internet).

Để thả đèn hoa đăng thì chúng ta cần phải đi thuyền. Giá thuyền từ 30.000 đến 50.000VNĐ, thuyền chở được 2-4 người. Đèn hoa đăng giá 5.000đ/1 cái. Những gì chúng ta nhận lại là sẽ được chiêm ngưỡng phố cổ với góc nhìn mới lạ từ sông Hoài nhìn sang hai bên và đồng thời còn được những người lái thuyền trò chuyện về cuộc sống thường ngày của họ với giọng noi chân thật và ấm áp của người xứ Quảng Nam.

Tiếp đến là món đặc sản Cao Lầu

Cao lầu là món ăn đặc trưng của riêng Hội An. Món này có sợi mì màu nâu vàng ăn cùng với tôm, thịt heo, rau sống và một ít nước dùng. Nước dùng gần giống nước mì quảng nhưng đậm đà hơn.

Món ăn truyền thống Cao Lầu (Nguồn: Internet).
Món ăn truyền thống Cao Lầu (Nguồn: Internet).

Món ăn có tên “cao lầu” là vì khi xưa các thương nhân buôn bán khi ăn món này phải leo lên lầu cao để có thể trông coi các hàng hóa của mình từ trên cao. Còn ngày nay người dân thưởng thức món cao lầu sẽ leo lên lầu cao ăn để thư giãn và ngắm nhìn phố xá đông vui bên dưới.

Các quán cao lầu ngon ở Hội An:

Thứ tư là Chùa Cầu

Chùa Cầu Hội An (Ảnh: Internet).
Chùa Cầu Hội An (Ảnh: Internet).

Chùa cầu có vị trí nằm ngay khúc giao giữa đường Nguyễn Thị Minh Khai và đường Trần Phú. Chùa làm bằng gỗ nhưng phía dưới chân cầu làm bằng gạch đá để bắc qua lạch nước. Chùa được xây nhờ sự góp vốn của các thương nhân người Nhật Bản vào khoảng thế kỉ 17 nên còn có tên gọi khác là Chùa Nhật Bản.

Ngoài ra còn có tên gọi khó nhớ hơn một chút là Lai Viễn Kiều. Công trình này đã được vinh dự lựa chọn là ngôi chùa tiêu biểu và in trên tờ tiền polyme 20.000 đồng của nước ta.

Cuối cùng là các hàng gánh giản dị

Gánh hàng rong bên bức tường vàng đặc trưng (Nguồn: Internet).
Gánh hàng rong bên bức tường vàng đặc trưng (Nguồn: Internet).

Các gánh hàng rong là đặc trưng ở Hội An mà bây giờ ta khó có thể kiếm được ở những nơi đô thị phồn hoa khác. Các món ăn được bán trên gánh hàng rong vô cùng đa dạng và phong phú như bánh bèo, đậu hũ, cao lầu, mì quảng cho đến hến trộn. Đặc biệt nhất phải kể đến là các gánh hàng rong bán các món chè như chè mè đen, chè đậu ván, chè bắp và cả chè hạt sen.

Chỉ cần một chiếc gánh và vài ba chiếc ghế đẩu bé xinh không cần bàn đã tạo ra một quán ăn đường phố vô cùng thú vị. Gánh hàng rong ở Hội An là biểu tượng đặc trưng và là một nét đẹp văn hóa được chào đón và phát triển chứ không phải cấm đoán như ở những thành phố khác. Các gánh hàng được yêu cầu phải giữ vệ sinh, không lấn lề đường, không chèo kéo khách và không bán giá quá cao.

Gánh hàng rong - nét văn hóa của phố cổ Hội An (Ảnh: Internet).
Gánh hàng rong – nét văn hóa của phố cổ Hội An (Ảnh: Internet).

Với giá vô cùng bình dân như chính hình ảnh đơn giản của gánh hàng rong, mỗi món ăn có giá chỉ từ 5.000 đến 30.000 đồng. Đây là cái giá mà có lẽ không quán ăn nhà hàng nào có thể “cạnh tranh” được. Ngoài cảm giác thú vị thì giá cả cũng là yếu tố thu hút người dân hay khách du lịch lựa chọn ăn uống ở các gánh hàng như vậy.

Sau khi điểm qua 5 đặc trưng của Hội An, bạn ấn tượng và thích đặc điểm nào nhất? Hãy comment cho BlogAnChoi và mọi người cùng biết nhé!

Mời bạn xem thêm những bài viết liên quan của BlogAnChoi:

Hãy đón xem BlogAnChoi mỗi ngày để nhận được nhiều thông tin thú vị cho cuộc sống bạn nhé!

Xem thêm

6 địa điểm du lịch lý tưởng để chiêm ngưỡng mùa vàng tuyệt đẹp miền núi Bắc Bộ

Tháng 9, tháng 10 là khoảng thời gian đẹp nhất của miền núi phía Bắc nước ta. Mùa này không khí trong mát, ruộng bậc thang khắp nơi vàng rực đang vào độ thu hoạch. Đó là lý do mùa này được gọi là mùa vàng. Bạn yêu du lịch chắc chắn không nên bỏ lỡ một dịp tuyệt ...
Theo dõi bình luận
Thông báo về
guest
2 Bình luận
Bình chọn nhiều nhất
Mới nhất Cũ nhất
Phản hồi nội tuyến
Xem tất cả bình luận
User 06d46ad1

Tôi rất thích Phố Cổ Hội An, lồng đèn và đặc sản: chè hạt sen, cao lầu, chè xoa xoa, bánh đậu xanh in, bánh ít lá gai, đi thuyền trên sông, tôi đã ghé đây nhiều lần và dẫn khách, đồng quan điểm, rất thích bài viết của bạn

User 42c23219

Hội an phố cỗ thật giãn dị cỗ kinh yêu thương người dân ở đây thạt chất phát vui vẽ và có nhiều di tích lịch sử vô cùng quỉ gia và nhiều món ăn đặc trưng cao lầu mỳ quãng cơm gà bánh bột lọc bánh xèo và hến sào xúc bánh tráng chè bắp