Theo đó, phương thức lừa đảo chiếm đoạt tiền mua vé máy bay phổ biến nhất là các đối tượng lừa đảo lập các trang thông tin, tài khoản mạng xã hội giả làm đại lý bán vé máy bay hoặc xây dựng các trang web có hình thức giống với các hãng hàng không uy tín để bán vé máy bay.
Nắm bắt tâm lý chung của khách hàng, các trang này đưa ra những quảng cáo bán vé máy bay hoặc combo vé khứ hồi với mức giá thấp hơn giá trên cổng bán vé trực tiếp của các hãng để thu hút người có nhu cầu vào tìm mua.
Khi có người “mắc bẫy’ và chủ động liên hệ hỏi thông tin, để tạo niềm tin ở phía “con mồi”, các đối tượng lừa đảo này sẽ đặt chỗ trên trang bán vé chính thức của các hãng hàng không, sau đó gửi mã này đến khách hàng. Người mua hoàn toàn có thể kiểm tra mã trên các trang web của hãng để xác nhận là thật. Sau khi nhận thanh toán, đối tượng không xuất vé và ngắt liên lạc. Do mã đặt chỗ chưa được xuất ra vé máy bay, nên sẽ tự hủy sau một thời gian và khách hàng chỉ biết được việc này khi đến sân bay.
Các hãng hàng không khuyến nghị hành khách mua vé trên kênh chính thức của hãng để tránh bị lừa mua vé giả. Các kênh này bao gồm trang web chính thức, trên ứng dụng di động, hoặc nhắn tin trực tiếp Zalo và fanpage (có dấu tick xanh) của các hãng. Khách hàng cần lấy phiếu thu, hóa đơn khi mua vé. Đây là chứng từ dùng để bảo vệ quyền lợi cho mình.
Không ít kẻ lừa đảo chỉ cần xây dựng một trang web bán vé máy bay với giao diện cùng với quy trình trông có vẻ chuyên nghiệp là có thể qua mặt nhiều người, đặc biệt với những người muốn tìm kiếm giá vé tối ưu thay vì lên web của hãng để đặt.
Chuyên gia Clay Campbell tại Better Business Bureau of Greater Maryland nhấn mạnh hai điều quan trọng cần chú ý.
“Địa chỉ trang web sai chính tả là điều cần chú ý. Biểu tượng ổ khóa ở góc trên cùng bên trái của trang web không có cũng là vấn đề. Khi bạn nhìn thấy ổ khóa trên một trang web, bạn biết rằng trang web đó an toàn”.
Làm thế nào để bạn bảo vệ mình trước trò lừa đảo này cùng hàng loạt mánh khóe khác ngoài kia? Hãy làm theo những cách dưới đây và nhớ một điều rằng: Nếu thấy vé máy bay giá rẻ bất thường, đó có thể là một trò lừa đảo.
Khi tra cứu vé máy bay trên mạng, kết quả sẽ cho ra vô số phòng vé máy bay, công ty du lịch ở khắp mọi miền. Trong số đó không thiếu những phòng vé máy bay “ma”, là những đơn vị không phải đại lý chính thức của các hãng hàng không, chỉ lập nên chớp nhoáng, lừa tiền khách hàng, không cung cấp vé máy bay rồi đóng cửa bỏ trốn.
Để phòng tránh trường hợp này không quá khó. Khách hàng cần thông thái kiểm tra rõ thông tin công ty trước khi đặt mua dịch vụ. Những phòng vé máy bay “ma” thường không có hệ thống website chuyên nghiệp, mập mờ trong việc công bố giá vé máy bay chi tiết, không thấy thông tin đã đăng ký với Bộ Công Thương,…
Để lấy lòng tin của khách hàng, nhiều website có tên hao hao tên website của các hãng hàng không như Vietnamairlines.net, phongvevietjet.vn, vietjet.net… Khách hàng tưởng đang liên hệ đặt dịch vụ trực tiếp với hãng nên vô cùng yên tâm nhưng sự thực không phải vậy.
Phương án phòng tránh là cần xem xét kỹ hệ thống website của công ty đó, thông tin và thiết kế có chuyên nghiệp, rõ ràng hay không; có số điện thoại tổng đài không vì các hãng sẽ KHÔNG dùng số điện thoại di động cá nhân để liên hệ với khách hàng.
Cần nắm rõ địa chỉ website chính thức của các hãng hàng không nội địa là:
Đây là chiêu trò đang dần phổ biên hiện nay. Những cá nhân xấu dễ dàng nắm được thông tin khách hàng bằng nhiều cách, sau đó giả dạng nhân viên bán vé/ hoặc giao vé tại nhà.
Những cá nhân này sẽ giao vé giả nhưng thu tiền thật, khiến khách hàng tưởng đã mua vé thành công của công ty uy tín đã liên hệ từ trước. Với dịch vụ giao vé tại nhà, khách hàng kiểm tra số điện thoại người giao vé có đúng với số điện thoại nhân viên tư vấn cung cấp cho không. Nếu có nghi ngờ hãy liên hệ với hotline của hãng hàng không mà bạn đặt vé để kiểm tra.
Trường hợp này thường xảy ra ở cả 3 chiêu trò nêu trên. Nghĩa là phòng vé “ma”, hoặc công ty, cá nhân giả dạng nhân viên bán vé cung cấp mã code hoặc vé máy bay giả.
Biện pháp phòng tránh sau đây rất đơn giản, có thể sử dụng ở bất kì lúc nào khách hàng nghi ngờ về vé máy bay. Chỉ cần liên hệ trực tiếp hãng hàng không, đọc thông tin mã vé và kiểm tra có hiệu lực không, và yêu cầu nhân viên hãng soát lại thông tin hành trình bay, hành khách bay. Số điện thoại tổng đài các hãng hàng không nội địa là:
Hơn nữa, khách hàng cũng có thể kiểm tra sơ bộ mã vé điện tử bằng mắt thường. Mã vé của Vietnam Airlines hiện nay gồm 6 chữ cái, của Vietjet Air là dãy gồm 8 số, với hãng Jetstar thì vé điện tử gồm 6 ký tự có cả số và chữ/ hoặc chỉ toàn chữ như của Vietnam Airlines.
Mong rằng chia sẻ trên sẽ giúp khách hàng trở thành những vị khách thông thái, dễ dàng có chuyến đi công tác, du lịch suôn sẻ!
Nếu các bạn có bất kỳ ý kiến đóng góp hay góp ý nào về bài viết, xin hãy để lại comment để mình có thể cải thiện và hoàn thiện hơn.