Trong bối cảnh dịch COVID-19 đang diễn biến phức tạp thì thông tin về vắc xin phòng bệnh đang được mọi người vô cùng quan tâm. Việt Nam đang cố gắng để mọi người dân đều sẽ được tiêm vắc xin nhanh nhất có thể. Nếu bạn có cơ hội được tiêm vắc xin phòng COVID-19 thì hãy đọc bài viết này để biết những lưu ý trước, trong và sau khi tiêm và chuẩn bị thật tốt nhé!

Vắc xin phòng COVID-19 nào sẽ được tiêm ở Việt Nam?

Vắc xin AstraZeneca được sử dụng tại Việt Nam (ảnh: internet)
Vắc xin AstraZeneca được sử dụng tại Việt Nam (ảnh: internet)

Vắc xin sẽ sử dụng là vắc xin của hãng AstraZeneca đã được Tổ chức Y tế giới (WHO) chấp thuận sử dụng vào ngày 15/2/2021. Vắc xin phòng COVID-19 của AstraZeneca là loại vắc xin được ra đời bởi sự cộng tác nghiên cứu giữa Đại học Oxford và hãng dược AstraZeneca nổi tiếng thế giới của Anh. Theo kết quả nghiên cứu lâm sàng, khả năng phòng bệnh COVID-19 của vắc xin AstraZeneca là hơn 89%.

Ở Việt Nam độ tuổi để được tiêm vắc xin AstraZeneca là từ 18 tuổi với liều lượng là 2 mũi. Tỉ lệ có phản ứng nhẹ sau tiêm của vacxin AstraZeneca 30% với các triệu chứng như sốt, tiêu chảy, đau, mỏi tại chỗ tiêm. Và 0,1% tỉ lệ có phản ứng nặng hơn (như phù mạch tại vị trí tiêm, kẹt huyết áp, sốc phản vệ, thậm chí đã có ca tử vong).

Những đối tượng nào phải trì hoãn tiêm vắc xin phòng COVID-19

Các đối tượng trì hoãn tiêm vắc xin phòng COVID-19 (ảnh: internet)
Các đối tượng trì hoãn tiêm vắc xin phòng COVID-19 (ảnh: internet)
  • Những người đang mắc bệnh cấp tính.
  • Phụ nữ đang có thai và cho con bú
  • Những người mắc bệnh suy giảm miễn dịch, mắc bệnh ung thư giai đoạn cuối.
  • Khoảng 3 tháng trước người đi tiêm có điều trị bằng immunoglobulin (kháng thể) hoặc huyết tương của người bệnh COVID-19.
  • Những người trong vòng 2 tuần đã từng điều trị bằng Corticoid liều cao hoặc điều trị hóa trị, xạ trị.
  • Những người đã tiêm vắc xin khác trong vòng 2 tuần trước.
  • Những người trên 65 tuổi.
  • Những người đã mắc COVID-19 trong vòng 6 tháng.
  • Những người giảm tiểu cầu hoặc rối loạn đông máu.

Ngoài ra, còn các trường hợp chống chỉ định với vắc xin phòng COVID-19 gồm: Người có tiền sử phản vệ cấp độ 2 trở lên tại lần tiêm vắc xin trước đó hoặc có tiền sử dị ứng trầm trọng với bất cứ thành phần nào của vắc xin.

Đối tượng nào cần cẩn thận khi tiêm vắc xin phòng COVID-19

  • Người có tiền sử dị ứng với các yếu tố gây dị ứng khác.
  • Người có bệnh nền nặng hay mắc bệnh mạn tính vẫn chưa được điều trị ổn định.
  • Người bệnh mạn tính có phát hiện thấy bất thường dấu hiệu sống như huyết áp cao, thấp,…
  • Người đã bị mất tri giác, mất năng lực hành vi.

Những lưu ý khi tiêm vắc xin phòng COVID-19

Lưu ý trước khi tiêm vắc xin phòng COVID-19

  • Ăn uống và ngủ đủ giấc để giữ cho mình trạng thái tốt nhất trước khi tiêm.
  • Giữ cho cơ thể đủ nước giúp hệ miễn dịch làm việc tốt hơn.
  • Tránh uống rượu trước khi tiêm vắc xin phòng COVID-19
  • Chuẩn bị giấy bút và các giấy tờ, thông tin cá nhân cần thiết như:
    • Chứng minh nhân dân hoặc căn cước công dân của người sẽ tiêm
    • Bảo hiểm y tế của người sẽ tiêm
    • Đơn thuốc của người đi tiêm đã uống gần đây hoặc các giấy chứng nhận tiêm vắc xin khác được tiêm trong khoảng thời gian gần đây nhất (nếu có).
App Sổ sức khỏe điện tử trên điện thoại thông minh (ảnh: internet)
App Sổ sức khỏe điện tử trên điện thoại thông minh (ảnh: internet)
  • Tải ứng dụng sổ sức khỏe điện tử về điện thoại thông minh và khai báo những thông tin cần thiết.
  • Chủ động nói rõ cho cán bộ y tế về tình hình sức khỏe cá nhân như: tình trạng bệnh nền, tiền sử dị ứng và phản vệ, các loại thuốc và vắc xin sử dụng trong thời gian gần đây,…
  • Chủ động hỏi thông tin về vắc xin mà mình được tiêm, thời gian tiêm mũi tiếp theo, những phản ứng thông thường sau khi tiêm. Nhớ ghi lại số điện thoại và các cơ sở y tế có thể liên hệ trong trường hợp khẩn cấp.
  • Không nên một mình lái xe đến chỗ tiêm, nên nhờ một người khác đi cùng để có thể đưa bản thân về sau khi tiêm.
  • Chuẩn bị sẵn thuốc hạ sốt để phòng những trường hợp phản ứng sau khi tiêm.

Lưu ý trong khi tiêm vắc xin phòng COVID-19

Khám sàng lọc tại địa điểm tiêm vắc xin phòng COVID-19 (ảnh: internet)
Khám sàng lọc tại địa điểm tiêm vắc xin phòng COVID-19 (ảnh: internet)
  • Khai báo y tế tại chỗ tiêm theo hướng dẫn của cán bộ y tế
  • Tuân thủ quy tắc 5K: mang khẩu trang và giữ khoảng cách khi tiêm.
  • Khám sàng lọc: đo huyết áp, nhịp tim, phổi,…
  • Cán bộ y tế sẽ tư vấn bệnh nền cho bạn.
  • Không đắp hay bôi bất cứ thứ gì vào chỗ tiêm.

Lưu ý sau khi tiêm vắc xin phòng COVID-19

  • Bắt buộc phải ở lại tại chỗ tiêm vắc xin ít nhất 30 phút để được theo dõi sức khỏe
  • Giữ lại giấy chứng nhận đã tiêm vắc xin phòng COVID-19 của bản thân sau khi tiêm.
  • Tự theo dõi sức khỏe tại nhà và thông báo tình sức khỏe của mình sau khi tiêm trên app Sổ sức khỏe điện tử.
  • Tiếp tục tuân thủ quy tắc 5K: mang khẩu trang và tránh tập trung đông người.
  • Không tự đi về bằng phương tiện cá nhân nếu bạn thấy không được khỏe sau khi tiêm.
  • Chuẩn bị sẵn thuốc hạ sốt, nếu sốt cao và mệt mỏi cần có người thân bên cạnh để theo dõi.
  • Nếu có biểu hiện phản ứng nặng sau khi tiêm như khó thở, căng cứng, ngứa ở họng cần liên hệ ngay với cơ sở y tế.

Phản ứng sau khi tiêm vắc xin phòng COVID-19

Phản ứng thông thường: Những dấu hiệu thông thường sau khi tiêm mà mọi người có thể gặp phải như sốt cao, nhẹ (tùy theo tình trạng sức khỏe của từng người), mệt mỏi, đau cơ, đau và sưng đỏ lan rộng tại chỗ tiêm, ớn lạnh, đau đầu, huyết áp lên xuống,… Những biểu hiện này tương tự như những biểu hiện khi bạn mắc COVID-19, lúc này cơ thể đang đang tạo ra miễn dịch để phòng bệnh.

Phản ứng thông thường sau khi tiêm vắc xin phòng COVID-19 (ảnh: internet)

Phản ứng thông thường sau khi tiêm vắc xin phòng COVID-19 (ảnh: internet)

Phản ứng nghiêm trọng: Sau vài giờ hoặc sau ngày đầu tiên tiêm, sẽ có một số phản ứng nghiêm trọng (rất hiếm xảy ra) như:

  • Tê miệng, vùng quanh miệng và lưỡi.
  • Phát ban, ngứa nổi mẩn đỏ ở da.
  • Cổ họng ngứa, căng cứng, tắc nghẽn.
  • Có vấn đề về đường tiêu hóa như đau quặn bụng, tiêu chảy,…
  • Vấn đề về hô hấp như khó thở, thở dốc, nghẹt thở.
  • Cơ thể bồn chồn, choáng váng, dễ ngã, tay chân co quắp.
  • Rối loạn ý thức.

Nếu có những phản ứng nghiêm trọng này, người tiêm cần liên hệ ngay với cơ sở y tế để được xử lý kịp thời.

Trên đây là những lưu ý trước trong và sau khi tiêm vắc xin phòng COVID-19. Hãy đọc và tìm hiểu thật kỹ để chuẩn bị trạng thái tốt nhất khi có cơ hội được tiêm vắc xin nhé!

Theo dõi bình luận
Thông báo về
guest
0 Bình luận
Phản hồi nội tuyến
Xem tất cả bình luận