Triệu chứng bệnh đậu mùa khỉ đang được rất nhiều người quan tâm trong thời gian gần đây. Vậy cụ thể đây là loại bệnh gì? Dấu hiệu nhận biết như thế nào? Tất cả sẽ được giải đáp trong bài viết dưới đây.

Dấu hiệu nhận biết bệnh đậu mùa khỉ

Dấu hiện nhận biết bệnh đậu mùa khỉ (Ảnh: Internet)
Dấu hiện nhận biết bệnh đậu mùa khỉ (Ảnh: Internet)

Bệnh đậu mùa khỉ là loại bệnh lây nhiễm đang được chú ý trong thời gian gần đây. Theo các nghiên cứu, nguy cơ lây bệnh có thể liên quan đến giọt bắn của đường hô hấp, vì vậy nếu tiếp xúc gần với người mắc bệnh đậu mùa khỉ sẽ rất dễ bị lây nhiễm.

Triệu chứng bệnh đậu mùa khỉ thường có biểu hiện như: sốt cao, đau cơ, phát ban trên da, sưng hạch bạch huyết,… Những dấu hiệu này thường kéo dài từ 2 đến 4 tuần và triệu chứng bệnh đậu mùa khỉ được phát hiện sau khi ủ bệnh từ 5 đến 21 ngày.

Hầu hết những người bị phát hiện bệnh đậu mùa khỉ đều xuất hiện dấu hiệu sốt cao, đau đầu, ớn lạnh và luôn cảm thấy mệt mỏi. Sau khi cơn sốt qua đi, người bệnh sẽ nổi ban kèm ngứa ngáy 1 đến 3 ngày. Tiếp theo phát ban sẽ xuất hiện trên mặt và lan rộng ra các bộ phận khác trên cơ thể.

Ban đầu, người bệnh chỉ xuất hiện những mụn nước lưa thưa, sau đó nhanh chóng nổi lên ngày càng nhiều hơn. Bên trong mỗi nốt mụn chứa đầy dịch mủ. Nếu được điều trị đúng cách chúng sẽ đóng vảy và tiêu biến dần, da sẽ trở lại trạng thái như bình thường.

Bệnh đậu mùa khỉ lây nhiễm như thế nào?

Bệnh đậu mùa khỉ lây qua tiếp xúc trực tiếp (Ảnh: Internet)
Bệnh đậu mùa khỉ lây qua tiếp xúc trực tiếp (Ảnh: Internet)

Có thể nói, khả năng lây nhiễm của bệnh đậu mùa khỉ khi tiếp xúc gần với người nhiễm bệnh hay các đồ dùng là rất cao. Vì thế nên tránh tiếp xúc và sử dụng chung những đồ cá nhân, giường ngủ hay tiếp xúc với người có triệu chứng bệnh đậu mùa khỉ.

Theo nghiên cứu và ý kiến của các nhà khoa học hiện nay, bệnh đậu mùa khỉ lây nhiễm qua 3 con đường chính:

  • Lây nhiễm qua vết cào xước, vết cắn của động vật đã nhiễm virus
  • Những người ăn phải thịt động vật đang bị nhiễm bệnh
  • Tiếp xúc gần với những người mang virus

Người bệnh sẽ không lập tức có triệu chứng mà sẽ ủ bệnh từ 5 đến 21 ngày sau đó mới xuất hiện những dấu hiệu của bệnh đậu mùa khỉ. Phát ban và mụn nước không chỉ gây tổn thương da mà còn nguy hại đến đường hô hấp, niêm mạc tại mắt, mũi, miệng.

Đối với những người tiếp xúc người bệnh với khoảng cách không quá gần thì khả năng lây nhiễm khá thấp.

Đường lây truyền của căn bệnh này vẫn đang được các nhà khoa học nghiên cứu để hiểu rõ hơn, tuy nhiên có 3 đặc điểm bất thường phổ biến được tìm thấy ở các ca mắc bệnh đậu mùa khỉ:

Bệnh nhân chưa đi đến những khu vực được xác định có số ca mắc đậu mùa khỉ cao

Bệnh có nguy cơ lây nhiễm khi thực hiện các dịch vụ chăm sóc sức khỏe tình dục

Sự lây lan của dịch bệnh rất khó phát hiện và chỉ trong thời gian ngắn

Những biện pháp phòng ngừa bệnh đậu mùa khỉ

Các biện pháp phòng ngừa bệnh truyền nhiễm (Ảnh: Internet)
Các biện pháp phòng ngừa bệnh truyền nhiễm (Ảnh: Internet)

Theo Bộ Y tế khuyến cáo, mọi người nên chủ động thực hiện các biện pháp phòng ngừa bệnh đậu mùa khỉ như sau:

  • Sử dụng khăn tay, khăn giấy dùng 1 lần hoặc ống tay áo che miệng và mũi khi ho hoặc hắt hơi để giảm thiểu sự phát tán của dịch tiết đường hô hấp.
  • Thường xuyên rửa tay bằng nước sạch, xà phòng hoặc dung dịch sát khuẩn ngay sau khi ho, hắt hơi và không được khạc nhổ bừa bãi nơi công cộng.
  • Nếu xuất hiện phát ban cấp tính không rõ nguyên nhân kèm theo các triệu chứng bệnh đậu mùa khỉ cần chủ động liên hệ với cơ quan y tế gần nhất để được theo dõi, tư vấn kịp thời. Ngoài ra cần chủ động cách ly để tránh lây lan dịch bệnh.
  • Hạn chế tiếp xúc với những người đang mắc hoặc nghi ngờ có triệu chứng bệnh đậu mùa khỉ. Đặc biệt tránh tiếp xúc với vết thương, dịch cơ thể, giọt bắn, các vật dụng và đồ dùng cá nhân của người bệnh.
  • Nếu phát hiện người mắc bệnh hoặc nghi ngờ có triệu chứng bệnh đậu mùa khỉ cần thông báo cho cơ quan y tế để được tư vấn hỗ trợ và xử lý kịp thời.
  • Đối với những người đến các quốc gia đang có dịch bệnh đậu mùa (đặc biệt khu vực Trung và Tây Phi) cần tránh tiếp xúc với các loài động vật có vú như: động vật gặm nhấm, động vật linh trường, thú có túi, có thể chứa virus lây nhiễm. Những người đi qua những khu vực này khi quay trở lại Việt Nam cũng cần khai báo với cơ quan y tế gần nhất.
  • Tăng cường thể dục thể thao, rèn luyện lối sống lành mạnh để nâng cao sức khoẻ.

Lời kết

Các triệu chứng mắc bệnh đậu mùa khỉ trong thời gian đầu rất khó phát hiện, tuy nhiên nếu có dấu hiệu nghi nhiễm cần liên hệ ngay với cơ sở y tế gần nhất ở địa phương của bạn để được tư vấn hỗ trợ. Hãy theo dõi BlogAnChoi để biết thêm những thông tin mới nhất về loại bệnh này nhé.

Mời bạn xem thêm các bài viết liên quan:

Xem thêm

Nghiến răng thường xuyên có phải là bệnh? Nguyên nhân và cách khắc phục là gì?

Bạn có bao giờ bị nghiến răng trong lúc ngủ? Đó là hiện tượng phổ biến với mọi người nhưng nếu xảy ra thường xuyên và quá mức có thể gây hậu quả như làm vỡ răng, đau hàm và đau đầu khi thức dậy, ngoài ra cũng ảnh hưởng tới những người xung quanh. Vậy nguyên nhân gây ...
Theo dõi bình luận
Thông báo về
guest
0 Bình luận
Phản hồi nội tuyến
Xem tất cả bình luận