Marcus Gavius Apicius – một người sành ăn của La Mã đã từng nói: “Chúng ta ăn bằng mắt đầu tiên”. Quả thật, chúng ta thường bị thu hút bởi những đồ ăn thức uống độc đáo. Chẳng hạn như trà hoa đậu biếc (butterfly pea tea) – thức uống đang “làm mưa làm gió” hiện nay bởi khả năng đổi màu một cách thần kỳ. Hãy cùng BlogAnChoi tìm hiểu về lý do trà hoa đậu biếc có thể chuyển màu cũng như các tác dụng và cách dùng loại trà này nhé!

1. Cây hoa đậu biếc là gì?

Đậu biếc là một loại thực vật thân thảo họ Đậu có danh pháp là Clitoria ternatea, trong tiếng Anh hay được biết đến với cái tên butterfly pea. Hoa đậu biếc có hình phễu với nhiều màu sắc đa dạng: hồng, trắng và xanh biển đậm.

trà hoa đậu biếc
Hoa đậu biếc có màu sắc phong phú (Ảnh: Internet)

Ngoài việc tận dụng hoa của nó cho ngành công nghiệp ẩm thực và nhuộm thì những bộ phận khác của cây đậu biếc cũng rất hữu ích với ngành dược liệu. Rễ tươi được sử dụng trong hệ thống trị liệu Ayurveda để điều trị lao phổi, viêm loét và hen suyễn. Nước ép từ rễ có tác dụng tiêu đờm. Lá có thể làm thuốc đắp giúp giảm sưng khớp.

2. Lịch sử của trà hoa đậu biếc

trà hoa đậu biếc
Vì màu sắc đẹp mắt nên trà đậu biếc thường góp mặt trong menu của các spa, nhà hàng (Ảnh: Internet)

Loại cây này vốn bắt nguồn từ vùng Đông Nam Á và sau nhiều thế kỷ, nó được phân bố rộng rãi ở Tây và Đông Ấn, sau đó đến Trung và Nam Mỹ rồi tới Trung Quốc. Ở châu Á, nhất là Thái Lan và Việt Nam, trà hoa đậu biếc thường được dùng sau khi ăn tối và là đồ uống hay xuất hiện trong các spa, nhà hàng. Trong các quán bar ở Mỹ, hoa đậu biếc cũng thường có mặt trong các loại cocktail hay thức uống có cồn.

3. Tại sao trà hoa đậu biếc có thể đổi màu?

Ở lần pha đầu tiên, bạn sẽ thấy trà đậu biếc có màu xanh nước biển đậm. Tuy nhiên, nếu bạn thử vắt vào đó một vài giọt chanh hay cho thêm bất cứ chất lỏng có tính axit nào, nó sẽ chuyển sang màu tím nhạt hoặc tím sẫm rất đẹp. Còn nếu thả thêm một ít hoa dâm bụt, nước trà sẽ có màu đỏ tươi. Bạn có thắc mắc vì sao lại có hiện tượng này không? Bí mật nằm chính ở độ pH của những thành phần được thêm vào trà đậu biếc đấy. Khả năng đổi màu như chong chóng này của nó khiến rất nhiều người cảm thấy tò mò và thích thú.

trà hoa đậu biếc
Màu sắc của trà thay đổi phụ thuộc vào độ pH của những chất được thêm vào (Ảnh: Internet)

4. Thành phần dinh dưỡng của trà hoa đậu biếc

trà hoa đậu biếc
Những người “nói không” với caffein nên thử loại trà này (Ảnh: Internet)

Nghiên cứu cho thấy cánh hoa đậu biếc có chứa flavonol glycoside, chủ yếu là kaempferol, myricetin và quercetin. Các phần tử hóa học khác góp phần vào việc cấu thành tác dụng dược lý của trà bao gồm phenol, saponin, anthocyanin, flavanol và triterpenoid.

Ngoài ra, trà đậu biếc còn là loại trà thảo dược không chứa caffein nên những người nhạy cảm với caffein có thể coi đó là thức uống lý tưởng. Được biết, những ai nhạy cảm với caffein hơn người bình thường sẽ gặp phải triệu chứng tương tự như “say cà phê” khi tiêu thụ một lượng caffein nhất định.

5. Cách làm trà hoa đậu biếc

Nguyên liệu làm trà hoa đậu biếc

Các bước tiến hành 

  • Cho hoa đậu biếc vào ấm hoặc bình Đặt mua bình và ấm pha trà tại đây
  • Rót nước sôi vào và đậy nắp để giữ nhiệt
  • Đợi vài phút cho đến khi nước trà có màu xanh dương thẫm
  • Cho thêm nước chanh và mật ong vào, khuấy đều
  • Rót ra cốc để thưởng thức

Cách sử dụng trà hoa đậu biếc

Trà hoa đậu biếc uống nóng hay lạnh đều được. Vị nguyên bản của trà đậu biếc gần giống với trà xanh thông thường. Bên cạnh công thức với mật ong và chanh như trên, bạn có thể cho thêm gừng, quế, bạc hà, đinh hương, bạch đậu khấu hay các loại trái cây ưa thích vào trong trà để tăng hương vị.

trà hoa đậu biếc
Thưởng thức trà đậu biếc (Ảnh: Internet)

6. Công dụng của trà hoa đậu biếc

Hỗ trợ giảm cân

Theo nghiên cứu trên Tạp chí Quốc tế về Béo phì và Rối loạn chuyển hóa liên quan, trà hoa đậu biếc có công dụng phòng chống bệnh gan nhiễm mỡ và giảm mỡ bụng. Gan nhiễm mỡ được biết đến là một trong những căn bệnh liên quan đến tình trạng thừa cân. Một hợp chất quan trọng trong loại trà này là catechin EGCG (epigallocatechin gallate), giúp tăng cường quá trình trao đổi chất, từ đó làm cho calories trong cơ thể được đốt cháy nhanh hơn. So với những loại trà khác thì hàm lượng EGCG trong trà đậu biếc đặc biệt dồi dào.

trà hoa đậu biếc
Hợp chất EGCG trong trà hoa đậu biếc có tiềm năng rất lớn trong việc hỗ trợ giảm cân (Ảnh: Internet)

Một loại paracetamol hoàn toàn tự nhiên

Các phát hiện của tạp chí phytomedicine cho thấy trà hoa đậu biếc có đặc tính tương tự như paracetamol – một loại thuốc giảm đau, hạ sốt rất phổ biến trong Tây y. Một nghiên cứu khác còn chỉ ra rằng sau khi tiêu thụ 200-400 mg chiết xuất trà hoa đậu biếc khoảng 5 giờ đồng hồ, thân nhiệt có thể giảm đi đáng kể.

Tốt cho sức khỏe của mắt

trà hoa đậu biếc
Trà đậu biếc có công dụng tuyệt vời cho sức khỏe của mắt (Ảnh: Internet)

Người dân Bali nói riêng và Indonesia nói chung coi việc uống trà đậu biếc là một liệu pháp tự nhiên nhằm điều trị các bệnh về mắt. Loại trà này chứa một chất chống oxy hóa có tên gọi proanthocyanidin chịu trách nhiệm tăng cường lưu thông máu đến các mao mạch trong mắt. Chính vì thế mà trà đậu biếc góp phần điều trị các bệnh như tổn thương võng mạc, tăng nhãn áp hay mờ mắt rất hiệu quả.

Có thể tốt cho bệnh nhân tiểu đường

Uống một tách trà đậu biếc trong khoảng thời gian cách giữa các bữa ăn đã được chứng minh có tác dụng điều chỉnh lượng đường trong máu và hạ đường huyết. Loại trà đổi màu này có thể ngăn việc hấp thụ quá nhiều glucose từ thực phẩm và do đó giúp kiểm soát lượng đường trong máu. Nghiên cứu được công bố trên Tạp chí Khoa học Ứng dụng Dược phẩm JAPS đã kết luận rằng trà hoa đậu biếc sở hữu đặc tính chống tiểu đường tương tự như thuốc glibenclamide.

Tốt cho não bộ

Trà đậu biếc cũng có liên quan đến sức khỏe tổng thể của não bộ. Cụ thể, các chất chống oxy hóa trong trà giúp tăng cường hoạt động não, có ích cho hệ thần kinh trung ương và bổ trợ trí nhớ cũng như các kỹ năng nhận thức. Với thành phần chứa hợp chất acetylcholine – một chất có tác động tích cực đến việc truyền đạt thông tin giữa các tế bào thần kinh, trà đậu biếc giúp phòng ngừa nguy cơ mất trí nhớ khi về già.

trà hoa đậu biếc
Trà đậu biếc giúp giảm nguy cơ mất trí nhớ khi về già (Ảnh: Internet)

Bên cạnh đó, một số nghiên cứu cho biết trà đậu biếc còn có thể ngăn ngừa trầm cảm và stress, tăng cường sức khỏe cho tim mạch, chống lão hóa, hạn chế tóc bạc sớm và hói,…

7. Trà hoa đậu biếc có tác dụng phụ không?

Cuốn sách ngoại văn Home Remedies có ghi lại rằng một số chế phẩm thảo dược từ lá và hạt cây đậu biếc có thể dẫn đến buồn nôn và tiêu chảy. Tuy nhiên hiện tại đối với hoa đậu biếc thì vẫn chưa có tác dụng phụ nào được tìm thấy. Nếu bạn gặp vấn đề gì về sức khỏe hoặc đang phải dùng thuốc, bạn nên tham khảo ý kiến của bác sĩ trước khi quyết định sử dụng loại trà này. Còn đối với những phụ nữ mang thai hay cho con bú, do nghiên cứu với nhóm này vẫn còn chưa đầy đủ nên muốn đảm bảo an toàn cho mẹ và bé thì tốt nhất là tránh sử dụng trà hoa đậu biếc.

trà hoa đậu biếc
Trà hoa đậu biếc được coi là một loại thức uống khá an toàn với cơ thể (Ảnh: Internet)

Bạn có thể tìm mua trà hoa đậu biếc sấy khô trên Shopee tại đây

Bạn có thể tìm mua trà hoa đậu biếc trên Lazada tại đây

Bạn có thể tìm mua trà hoa đậu biếc trên Sendo tại đây

Vừa có màu sắc đẹp mắt lại vừa tốt cho sức khỏe, còn chần chừ gì nữa mà không thêm trà hoa đậu biếc vào list đồ uống hàng ngày của mình các bạn nhỉ?

Một số bài viết liên quan bạn có thể tìm đọc:

Nếu bạn có hứng thú với chủ đề Dinh dưỡng, đừng quên ghé thăm BlogAnChoi thường xuyên để cập nhật thêm nhiều thông tin bổ ích nhé!

Xem thêm

5 công thức bánh "không béo" cho team giảm cân hảo ngọt

Bạn giảm cân nhưng vẫn muốn ăn đồ ngọt? Quên trà sữa hay các loại bánh kẹo đóng gói đi, vì BlogAnChoi sẽ đem đến cho bạn 5 công thức bánh tự làm vừa ngon vừa rẻ lại không hề gây béo. Còn chần chờ gì nữa mà không lăn vào bếp và làm ngay cho mình một chiếc ...
Theo dõi bình luận
Thông báo về
guest
0 Bình luận
Phản hồi nội tuyến
Xem tất cả bình luận