Tỏi là nguyên liệu quen thuộc trong các bữa ăn hàng ngày. Nhưng ít ai biết được, ngoài việc sử dụng tỏi để làm dậy mùi thơm cho món ăn, chúng ta còn có thể khai thác 6 tác dụng của tỏi tươi cho nhiều mục đích khác. Hãy cùng BlogAnChoi khám phá nhé!

1. Chăm sóc da – một trong những tác dụng của tỏi tươi nên biết

Tỏi có tính kháng khuẩn nên có thể được sử dụng để trị mụn trứng cá. Cách làm vô cùng đơn giản: chà xát nhẹ lát tỏi sống lên mặt hoặc ép tỏi lấy nước rồi thoa lên vùng mụn.

Ngoài ra, bạn có thể trộn nước tỏi với nước cốt chanh, nước tinh khiết, giấm táo, hoa oải hương để rửa mặt hàng ngày.

tác dụng của tỏi tươi
Tỏi tươi giúp bạn có làn da mịn màng và tràn đầy sức sống (Ảnh: Internet)

Tuy nhiên, nếu bạn có làn da nhạy cảm thì không nên thực hiện phương pháp này. Chuyên gia da liễu TS. Craig Austin cảnh báo: “Tỏi có tính chống viêm và chống vi khuẩn khi được bôi hoặc uống. Nhưng cần phải cân nhắc khi sử dụng để điều trị bệnh về da”.

2. Thuốc kháng sinh

Tỏi không thể thay thế thuốc kháng sinh nhưng vào một số thời điểm cấp bách, bạn cũng có thể dùng tỏi để thay thuốc. Chất kháng sinh mạnh có trong tỏi sẽ giết chết phần nào chủng vi khuẩn, tụ cầu khuẩn có trong vết thương.

tác dụng của tỏi tươi
Tỏi tươi có thể thay thế thuốc kháng sinh trong những trường hợp cấp bách (Ảnh: Internet)

Vì vậy, trong trường hợp bị thương mà không có bất kì thuốc sát trùng hay thuốc kháng sinh nào bên cạnh để dùng ngay, bạn có thể xoa tỏi tươi lên vết thương để ngăn nhiễm trùng. Sau đó, đừng quên đến cơ sở y tế gần nhất để được xem xét và chữa trị triệt để.

3. Chăm sóc tóc

Chất allicin trong tỏi ngoài tác dụng tạo mùi hương cho tỏi còn có công dụng khử trùng, hạn chế sự phát triển của vi khuẩn giúp tăng cường sức sống cho tế bào. Chính vì vậy, tỏi còn được xem như một loại mỹ phẩm thiên nhiên an toàn cho mái tóc của bạn.

tác dụng của tỏi tươi
Tỏi tươi giúp bạn có mái tóc óng mượt và chắc khỏe (Ảnh: Internet)

Với công thức nước tỏi + nước tinh khiết + rượu vodka + hoa hương thảo, bạn sẽ có được dung dịch dưỡng tóc cực kì thân thiện với sức khỏe lại tiết kiệm chi phí rất nhiều.

4. Chữa đau họng

Tính kháng khuẩn mạnh của tỏi có thể giúp những cơn đau họng không còn làm phiền đến cuộc sống bạn nữa. Trong những mùa cúm, tỏi thực sự là người bảo vệ tin dùng giúp bạn tránh những cơn cảm, ho.

tác dụng của tỏi tươi
Vào những ngày cảm cúm, tỏi tươi sẽ giúp bạn dịu lại cơn ho (Ảnh: Internet)

Cách tạo siro tỏi chữa đau họng: đun sôi khoảng 1 cốc nước, vài tép tỏi tươi với ít mật ong, đường cho dễ uống. Ngoài ra, bạn cũng có thể làm trà tỏi tươi bằng cách ngâm tỏi trong 1 chén nước rồi pha với trà.

5. Bảo vệ tim mạch

Chất allicin trong tỏi khi phân huỷ tạo ra hydro sunfua làm thư giãn mạch máu, giúp máu mang nhiều oxy tới các cơ quan và giảm sức ép lên tim. Theo nghiên cứu, ở những vùng mà người ta ăn nhiều tỏi như Địa Trung Hải, Cận Đông thì tỉ lệ mắc bệnh tim rất thấp.

Tuy nhiên, chúng ta cần kiểm soát lượng tỏi ăn mỗi ngày để tránh một số trường hợp xấu không mong muốn xảy ra. Số lượng tỏi quá nhiều sẽ phản ứng với một số loại thuốc bạn đang dùng gây mỏng mạch máu, có nguy cơ chảy máu.

6. Ngăn ngừa bệnh ung thư

Theo TS. Carlotta Galeone (Italy), những hợp chất của sunfua trong tỏi có khả năng bảo vệ tế bào khỏi sự xâm nhập của ung thư và kìm hãm sự phát triển của các khối u.

tác dụng của tỏi tươi
Bổ sung tỏi trong khẩu phần ăn hàng ngày giúp bạn ngừa ung thư (Ảnh: Internet)

Tuy chưa thể khẳng định chắc chắn nhưng sẽ là một ý tưởng hay nếu bạn thêm tỏi vào bữa ăn hàng ngày với thật nhiều rau. Nghiên cứu của TS. Galeone cùng các cộng sự của ông được thực hiện tại Italy và Thụy Sĩ cho kết quả: những người ăn tỏi 7 lần trở lên trong tuần giảm được một nửa nguy cơ mắc bệnh ung thư thực quản so với những người còn lại.

Một số lưu ý khi sử dụng tỏi

Nếu bạn mắc một trong 5 bệnh sau đây thì không nên ăn tỏi để tránh gây ảnh hưởng đến sức khỏe:

  • Bệnh về mắt
  • Bệnh viêm gan
  • Bệnh tiêu chảy
  • Bệnh thận
  • Sức đề kháng yếu
tác dụng của tỏi tươi
Không phải ai cũng dùng tỏi ổn, cần cẩn thận nhé các bạn! (ảnh: internet)

Ngoài ra, việc sử dụng tỏi tươi cũng phải tuân theo một số nguyên tắc nhất định:

  • Không ăn nguyên tép tỏi
  • Không ăn tỏi khi bụng đói
  • Ăn tỏi không quá 15g/ngày
  • Không đắp tỏi lên da lâu quá 10 phút
  • Không ăn tỏi và chế phẩm chứa tỏi trước khi mổ

Tuân thủ đầy đủ các lưu ý trên, bạn có thể an tâm sử dụng tỏi để chăm sóc sức khỏe của mình rồi đấy. Nguyên liệu phổ biến và cực rẻ này có thể mang lại nhiều lợi ích về sức khoẻ đến như vậy. Bạn còn chần chờ gì mà không bổ sung ngay và luôn tỏi trong tủ bếp của mình để luôn khoẻ đẹp rạng ngời!

Tìm hiểu thêm một số bí quyết khoẻ đẹp khác tại BlogAnChoi:

Đừng quên ghé thăm BlogAnChoi thường xuyên để cập nhật thêm nhiều tin tức về sức khoẻ và cuộc sống nhé!

Xem thêm

6 thực phẩm làm lượng đường trong máu tăng cao, hãy hạn chế ăn nếu không muốn mắc bệnh tiểu đường

Thói quen ăn uống không lành mạnh gây ra rất nhiều bệnh nguy hiểm. Một trong những căn bệnh dễ gặp nhất chính là tiểu đường. Sau đây là 6 thực phẩm có thể khiến lượng đường trong máu tăng cao, bạn cần hạn chế ăn để không bị mắc bệnh tiểu đường.
Theo dõi bình luận
Thông báo về
guest
0 Bình luận
Phản hồi nội tuyến
Xem tất cả bình luận