Sốt xuất huyết luôn là căn bệnh thường gặp vào mùa mưa với mỗi hộ gia đình. Hãy cùng BlogAnChoi tìm hiểu nguyên nhân sốt xuất huyết để bảo vệ gia đình mình khỏi căn bệnh phiền toái này nhé!

Sốt xuất huyết là một loại bệnh truyền nhiễm do vi rút gây ra có trung gian là muỗi, đặc biệt là muỗi vằn. Bệnh thường dẫn đến sốt cao có xuất huyết ảnh hưởng đến sức khỏe và tính mạng của con người.

Triệu chứng thường thấy ở bệnh nhân bị sốt xuất huyết là sốt liên tục nhiều ngày, đi kèm với nhức đầu, đau khớp và cơ, đau phía sau mắt, phát ban, xuất huyết nhiều nơi, bệnh nặng dẫn đến buồn nôn, ói mửa và đi ngoài ra máu.

Sốt xuất huyết
Sốt xuất huyết sẽ rất nguy hiểm, đặc biệt là với trẻ em. (Nguồn: Internet)

Sốt xuất huyết là mối lo ngại của nhiều người vì khả năng lây lan thành dịch rất cao. Sốt liên tục khiến cơ thể trở nên yếu ớt, sức đề kháng kém. Trường hợp nặng hơn có thể dẫn đến tử vong (theo y văn thống kê tỉ lệ tử vong lên đến 2,5 % hay thậm chí hơn thế nữa, phần lớn là ở trẻ em và thanh thiếu niên.)

Với mức độ nguy hiểm cao và đe dọa đến tính mạng của con người, các bạn hãy cùng BlogAnChoi tìm hiểu những nguyên nhân sốt xuất huyết để tìm cho mình biện pháp phòng tránh kịp thời nhé!

1. Muỗi vằn Aedes – nguyên nhân sốt xuất huyết tiềm ẩn hàng ngày

Muỗi vằn Aedes chính là trung gian chính truyền bệnh sốt xuất huyết. Muỗi cái sẽ hút máu của người bệnh, từ đó, mầm bệnh (vi rút Dengue) sẽ ủ trong cơ thể chúng khoảng 10 ngày rồi truyền sang người lành.

Muỗi vằn
Muỗi vằn là trung gian truyền vi rút – nguyên nhân sốt xuất huyết hàng đầu. (Nguồn: Internet)

Theo cơ chế đó, mức độ lây lan của bệnh rất cao và nhanh chóng. Có những nơi, muỗi sinh sôi, phát triển và truyền bệnh, dẫn đến dịch sốt xuất huyết nghiêm trọng.

2. Thời tiết và môi trường sống

Nước ta thuộc vùng khí hậu nhiệt đới, vào các tháng mùa mưa từ tháng 6 đến tháng 11 là thời điểm thích hợp cho sự sinh sôi của muỗi. Nước mưa còn tồn đọng ở nhiều nơi như trong chum, vại,… mà không được xử lí chính là môi trường thuận lợi cho muỗi đẻ trứng.

Nhiều hộ dân, nhất là ở vùng thôn quê, trồng nhiều cây cối xung quanh nhà, đó cũng là nơi thích hợp để muỗi ẩn nấp và sinh trưởng.

Môi trường sống
Môi trường sống rậm rạp, nhiều nước là điều kiện thuận lợi để muỗi sinh sôi. (Nguồn: Internet)

Ở các địa phương, trường hợp ngập úng diễn ra trên diện rộng, lợi dụng những khoảng nước ứ, muỗi sinh sản rất nhanh. Đây là nguyên nhân khó khắc phục khi tiến hành công tác phòng chống dịch sốt xuất huyết.

Ngoài những yếu tố khách quan, còn có một số đến từ chủ quan người bệnh. BlogAnChoi sẽ giới thiệu những nguyên nhân sốt xuất huyết này để những ai đang mắc phải thì điều chỉnh kịp thời nhé!

3. Không vệ sinh nhà cửa và khu vực xung quanh

Nhiều hộ gia đình không làm tốt công tác phòng bệnh sốt xuất huyết như không vệ sinh nhà cửa và khu vực quanh nhà, phát hoang bụi rậm đã tạo môi trường cho muỗi sinh trưởng.

Muỗi
Phải tiêu diệt môi trường thuận lợi cho muỗi để trứng và sinh sôi. (Nguồn: Internet)

Các lu chứa nước mưa không được đậy kỹ lưỡng dẫn đến việc muỗi đẻ trứng và xuất hiện nhiều trong nhà. Từ đó, chúng truyền sốt xuất huyết từ người bệnh sang người lành.

4. Chủ quan trong việc phòng tránh bệnh

Do chủ quan, không có các biện pháp phòng chống cũng là nguyên nhân sốt xuất huyết tại các hộ gia đình, đặc biệt là vào mùa mưa hay khi có dịch. Phòng bệnh hơn chữa bệnh, hãy thực hiện các gợi ý dưới đây của BlogAnChoi để giữ gìn sức khỏe cho gia đình bạn nhé!

Diệt muỗi
Các thanh niên ra quân diệt muỗi, phòng bệnh sốt xuất huyết. (Nguồn: Internet)
  • Giữ gìn nơi ở sạch sẽ, dọn dẹp các chai lo, lu vại và các đồ chứa nước khác để không cho muỗi sinh sản.
  • Diệt lăng quăng (ấu trùng muỗi) bằng cách thả cá vào giếng, lu,  các vật dụng chứa nước.
  • Không đặt đồ vật trong nhà bừa bộn, tạo khe hở tối cho muỗi sinh sản. Nếu có các khe này, thì nên đặt các bát nước muối để diệt muỗi.
  • Sử dụng nhang muỗi, thuộc xịt và đèn bắt muỗi để diệt trung gian lây bệnh chính này.
  • Khi đi ngủ, cần phải mắc mùng (màn) để tránh bị muỗi đốt.

Các bạn có thể tham khảo vài sản phẩm chống muỗi sau đây:

5. Không cách li người bệnh

Nếu phát hiện ra sốt xuất huyết, người bệnh cần nhanh chóng được cách ly để tránh mầm bệnh lây lan do muỗi. Tuy nhiên, do tâm lý muốn gần gũi và chăm sóc người thân khi bị bệnh, gia đình thường không cách ly với bệnh nhân.

Bệnh nhân sốt xuất huyết
Bệnh nhân sốt xuất huyết cần được đưa đến các cơ sở y tế để cách ly và chữa trị. (Nguồn: Internet)

Cùng với đó, nơi ở của bệnh nhân cũng có thể có mầm bệnh tiềm ẩn. Song, nhiều người không nghĩ đến vấn đề vệ sinh nhà cửa này, dẫn đến bệnh có thể bị lây lan cho gia đình.

Những nguyên nhân khiến sốt xuất huyết trở nên nghiêm trọng

Bệnh sốt xuất huyết sẽ chuyển xấu khi bệnh nhân và gia đình không phát hiện sớm dấu hiệu bệnh và có những biện pháp điều trị kịp thời.

Nhầm lẫn với các bệnh khác

Do các triệu chứng đầu tiên của bệnh sốt xuất huyết dễ khiến người ta nhầm lẫn với các bệnh khác như cảm sốt thông thường hay phát ban,..nên việc lơ là và đoán sai bệnh làm cho bệnh càng nặng hơn.

Phát ban
Bệnh sốt xuất huyết thường bị nhầm lẫn với sốt phát ban. (Nguồn: Internet)

Tự ý điều trị tại nhà

Ở nhiều nơi, vì tin vào những bài thuốc dân gian và áp dụng sai phương pháp điều trị bệnh dẫn đến bệnh tình không thuyên giảm. Không kịp thời đưa bệnh nhân đến cơ sở y tế sẽ gây nguy hại cho sức khỏe và tính mạng người bệnh.

Đây là căn bệnh do vi rút gây ra nên khi đã trở nặng thì những cách thông thường không thể chữa dứt được, chỉ kéo dài thời gian bệnh và làm bệnh nghiêm trọng hơn.

Tuy nhiên, để hỗ trợ điều trị khi không có điều kiện đưa bệnh nhân vào viện nhanh chóng, hoặc bệnh chỉ ở giai đoạn nhẹ ban đầu (cấp độ I và II) thì bạn có thể áp dụng các phương pháp hỗ trợ dưới đây.

Cách 1

Chuẩn bị

  • 12 g lá cúc tần
  • 16 g cây nhọ nồi
  • 16 g mã đề
  • 20 g củ sắn dây (có thể thay bằng 16 g lá dâu)
  • 16 g trắc bách diệp (có thể thay thế bằng 12 g lá sen sao đen hoặc kinh giới sao đen)
  • 16 g rau má
  • 16 g lá tre
  • 3 lát gừng tươi

Thực hiện

  • Rửa sạch và thái nhỏ số thuốc chuẩn bị (trừ các nguyên liệu đã sao đen (sao đen nghĩa là đốt nối với lửa to cho cháy đen, sao thuốc cho ruột lá thuốc có màu vàng nâu là được)).
  • Bỏ vào ấm cùng 600 ml nước, đun trong vòng 30 phút.
  • Sau khi nước sôi thì đổ vào phích giữ ấm, uống 3 lần/ngày

Cách 2

Chuẩn bị

  • 20 g cỏ nhọ nồi
  • 20 g rễ cỏ tranh
  • 20 g sài đất
  • 12 g hoa hòe sao vàng
  • 8 g lá cối xay sao vàng
  • 12 g kim ngân (hoa, lá và cuống)
  • 12 g hạ khô thảo (có thể thay bằng lượng lá bồ công anh tương đương)
  • 3 lát gừng tươi

Thực hiện

  • Rửa sạch số thuốc chuẩn bị (trừ các nguyên liệu đã sao vàng (cũng như sao đen, sao vàng thì chỉ cần sao đến khi ruột lá thuốc màu vàng mà không bị cháy đen)).
  • Bỏ vào ấm cùng 600 ml nước, đun trong vòng 30 phút.
  • Sau khi nước sôi thì đổ vào phích giữ ấm, uống 3 lần/ngày

Đó là các liều thuốc “cây nhà lá vườn” để điều trị cho bệnh nhân bị sốt xuất huyết ngay tại nhà mức độ nhẹ theo lời khuyên của bác sĩ, lưu ý chỉ ở mức độ nhẹ mới dùng cách này nhé các bạn. Khi thấy bệnh không thuyên giảm, hãy nhanh chóng đưa bệnh nhân đến cơ sở y tế gần nhất để được điều trị.

Bạn có thể xem thêm các bài viết về bệnh thường gặp khác tại đây:

Vậy là BlogAnChoi đã giới thiệu tới các bạn 5 nguyên nhân sốt xuất huyết cần phòng tránh. Hy vọng sức khỏe của gia đình bạn sẽ không bị ảnh hưởng bởi căn bệnh thường gặp đáng ghét ấy trong mùa mưa này nhé.

Đừng bỏ qua các kiến thức bổ ích trong chuyên mục Sức khỏe của BlogAnChoi nha!

Xem thêm

Kiến ba khoang nguy hiểm đến mức nào?

Kiến ba khoang được coi là một loại côn trùng nguy hiểm với tần suất xuất hiện cao trong mùa thu. Với độc tính cao từ chất tiết cơ thể, kiến ba khoang gây ra các triệu chứng viêm da có thể nghiêm trọng cho người. Vậy có phải kiến ba khoang luôn là mối nguy hại rình rập ...
Theo dõi bình luận
Thông báo về
guest
1 Bình luận
Bình chọn nhiều nhất
Mới nhất Cũ nhất
Phản hồi nội tuyến
Xem tất cả bình luận
Phan Thanh Hoàng Yến

Mình hay bị muỗi chích lắm, chân tay còn vết đỏ đỏ ngứa deso