Chảy máu cam là triệu chứng thường gặp khi trời nắng nóng, sức khỏe kém ổn định. Vậy cụ thể, đâu là nguyên nhân chảy máu cam? Cùng BlogAnChoi tìm hiểu để phòng tránh nhé!

Chảy máu cam (hay còn gọi là chảy máu mũi) là hiện tượng vô cùng phổ biến. Theo ước tính của giới chuyên môn, 60% dân số thế giới đều gặp phải ít nhất một lần. Hãy cùng BlogAnChoi tìm hiểu nguyên nhân chảy máu cam nhé!

1. Khí hậu khô gắt – nguyên nhân chảy máu cam phổ biến nhất

Thời tiết nắng nóng, hanh khô chính là một trong những nguyên nhân chảy máu cam hàng đầu, đặc biệt là với những ai có vách ngăn mũi lệch. Khi hít vào, khí nóng đi qua ở trong một diện tích hẹp sẽ đẩy nhanh tốc độ di chuyển lên rất nhiều. Chính vì thế, tình trạng mũi khô nhanh hơn xuất hiện, gây kích thích, làm hắt xì và rồi chảy máu.

Trời nóng
Thời tiết nóng nực, khô hanh là nguyên nhân chảy máu cam hàng đầu. (Nguồn: Internet)

2. Viêm mũi dị ứng

Bệnh viêm mũi dị ứng không chỉ ảnh hưởng tới sức khỏe mà còn tạo ra bất tiện trong cuộc sống hàng ngày. Thông thường, dị ứng sẽ làm mô dọc mũi sưng lên, làm mao mạch giãn nở. Nếu căng giãn quá mức thì mô sẽ bị vỡ. Gây ra chảy máu ngay cả khi hắt xì hoặc xì mũi.

Viêm mũi dị ứng
Chảy máu cam có thể do viêm mũi dị ứng gây ra. (Nguồn: Internet)

3. Tăng huyết áp

Người lớn tuổi hoặc những người mắc các bệnh liên quan đến huyết áp thường phải đối mặt với tình trạng chảy máu cam. Bởi vì huyết áp lên cao sẽ dẫn đến áp lực thành mạch tăng, gây vỡ hoặc nứt thành mạch. Điều này không những làm chảy máu mũi mà còn gây ra xuất huyết não…

Chảy máu mũi
Huyết áp cao chính là tác nhân gây ra chảy máu mũi. (Nguồn: Internet)

4. Thiếu vitamin C

Đây là thành phần dinh dưỡng vô cùng quan trọng đối với cơ thể. Thiếu vitamin C sẽ dẫn đến tình trạng mệt mỏi, da và tóc khô, xuất huyết dưới da, chảy máu lợi, vết thương chậm lành… trong đó có cả chảy máu mũi. Vì vậy, hãy bổ sung cho cơ thể đủ lượng vitamin C để đảm bảo sức khoẻ nhé! Bạn có thể mua viên uống vitamin C tại đây.

Vitamin C
Hãy bổ sung các thực phẩm chứa nhiều vitamin C cho cơ thể. (Nguồn: Internet)

5. Thay đổi sinh lý

Phụ nữ mang thai, đặc biệt là những mẹ bầu bị bệnh về huyết áp, là trường hợp dễ bị chảy máu mũi. Trong thời gian này, trạng thái sinh lí của cơ thể sẽ bị thay đổi. Vì vậy, mẹ bầu nên tránh các tác động ngoáy mũi, cắt đi lớp lông của mũi… Thay vào đó, hãy mang khẩu trang khi đi đường, xì mũi đúng cách, đến bác sĩ khi tình trạng mũi không ổn định.

Mẹ bầu
Mẹ bầu thay đổi sinh lý dễ dẫn đến chảy máu cam. (Nguồn: Internet)

6. Hắt hơi quá nhiều

Việc hắt hơi quá nhiều cũng là nguyên nhân làm các mạch máu ở mặt trước của vách ngăn mũi bị tổn thương. Đối với trẻ em, chảy máu mũi thường là do cảm lạnh và hắt hơi nhiều nhưng tình trạng mũi khô. Hãy bôi trơn cho trẻ ở mũi bằng các loại dầu như dầu dừa, dầu ô liu để có thể kiểm soát được độ nhờn, tránh xảy ra sai sót không đáng có.

Hắt hơi
Mũi tổn thương, dẫn đến chảy máu do hắt hơi không ngừng. (Nguồn: Internet)

7. Ngoáy mũi

Đây là một tật xấu nhiều người xem nhẹ nhưng lại ảnh hưởng nhiều tới sức khỏe. Cụ thể, ngoáy mũi sẽ làm rụng lông mũi, tổn thương niêm mạc, gây vỡ mạch máu và chảy máu. Bên cạnh đó, ngoáy mũi nhiều còn làm cho mũi bị nhiễm khuẩn. Vì thế, hãy hạn chế ngoáy mũi đến mức tối đa, tránh viêm nhiễm dẫn tới chảy máu mũi.

Ngoáy mũi
Nguyên nhân chảy máu cam là ngoáy mũi. (Nguồn: Internet)

8. Các bệnh về máu

Chảy máu cam cũng có thể là dấu hiệu của các bệnh về máu. Chính vì vậy, nếu không bị chảy máu do 7 nguyên nhân ở trên, bạn nên đến cơ sở y tế để các bác sĩ có chuyên môn kiểm tra, kịp thời phát hiện nếu mắc bệnh về máu.

Chảy máu cam
Dấu hiệu của các bệnh về máu là chảy máu mũi. (Nguồn: Internet)

Xử lí thế nào khi chảy máu cam?

Khi mũi chảy máu, bạn cần phải hết sức bình tĩnh và thực hiện các bước mà BlogAnChoi hướng dẫn dưới đây nhé!

  • Dùng tay ấn chặt hai cánh mũi.
  • Cúi đầu xuống đất với độ nghiêng vừa phải. Không để bệnh nhân nằm hoặc ngửa ra sau để trào ngược máu, gây buồn nôn, thậm chí là đông máu.
  • Dùng bông gạc cầm máu, nhưng không được đưa sâu vào mũi. Đặt một cục nước đá vào gốc mũi cũng có thể cầm máu. Bạn có thể mua bông gòn y tế tại đây.
  • Sau 1 – 5 giờ thì lấy bông gòn ra.

Bạn có thể tham khảo các bài viết tương tự tại đây:

Vậy là BlogAnChoi vừa chỉ ra cho bạn 8 nguyên nhân chảy máu cam và cách xử lý khi gặp phải hiện tượng trên. Hãy ghi chú lại để bảo vệ sức khỏe cho mình và gia đình nhé! Đừng quên chia sẻ bài viết của BlogAnChoi cho gia đình, người thân và bạn bè cùng cập nhật những kiến thức bổ ích này nhé!

Xem thêm

Nhận biết 6 triệu chứng bệnh cao huyết áp để điều trị sớm

Số lượng người bị bệnh cao huyết áp ở Việt Nam đang tăng lên với chiều hướng trẻ hóa. Bệnh này cần được phát hiện sớm để tránh biến chứng nghiêm trọng. Hãy cùng BlogAnChoi tìm hiểu những triệu chứng cao huyết áp dưới đây nhé!
Theo dõi bình luận
Thông báo về
guest
0 Bình luận
Phản hồi nội tuyến
Xem tất cả bình luận