Tăng huyết áp hay huyết áp thấp là bệnh rất quen thuộc, đặc biệt ở người già. Bệnh ảnh hưởng rất nhiều tới sức khỏe và có thể gây biến chứng nguy hiểm. Hãy cùng BlogAnChoi tìm hiểu để biết làm cách nào giữ huyết áp ổn định nhé!

Trước khi tìm hiểu làm cách nào để giữ huyết áp ổn định, chúng ta sẽ cùng đến với 5 lý do khiến huyết áp đột ngột vượt mức an toàn trước nhé.

5 lý do khiến huyết áp dao động đột ngột

1. Tăng huyết áp áo trắng

Tăng huyết áp áo trắng là biểu hiện tăng huyết áp bất thường của người bệnh và chỉ xảy ra khi được kiểm tra tại bệnh viện. Các nhà nghiên cứu cho rằng nguyên nhân của nó liên quan tới một bệnh lý về tim mạch tuy nhiên những người tăng huyết áp áo trắng có nguy cơ mắc bệnh ít hơn đối tượng tăng huyết áp kéo dài thường xuyên.

tăng huyết áp áo trắng
Huyết áp chỉ tăng khi được đo tại cơ sở y tế (Nguồn: Internet).

2. Cảm xúc thất vọng, lo lắng, kích động

Cảm xúc mạnh như lo lắng, kích động có thể gây ra tình trạng huyết áp tăng đột biến. Đây là phản ứng tự nhiên của cơ thể đối với một sự việc quá mức chịu đựng, khi bình tĩnh lại huyết áp sẽ trở lại bình thường. Tuy nhiên lo lắng kéo dài sẽ làm ảnh hưởng nhiều tới sức khỏe.

lo lắng
Cảm xúc lo lắng kích động có thể gây tăng huyết áp đột ngột (Nguồn: Internet).

3. Một số loại thuốc làm thay đổi huyết áp

Một số loại thuốc làm bạn thay đổi huyết áp đột ngột, đặc biệt là hạ huyết áp như thuốc lợi tiểu, thuốc chống trầm cảm, thuốc trị parkinson, thuốc điều trị rối loạn chức năng cương dương, thuốc điều trị bệnh tim,… Khi dùng những loại thuốc như vậy bạn nên đọc kĩ hướng dẫn để sử dụng đúng liều lượng quy định.

thuốc
Một vài loại thuốc chữa trị các bệnh đặc thù cũng có ảnh hưởng tới huyết áp (Nguồn: Internet).

4. Nhiệt độ

Nằm trong phòng ấm hoặc tắm nóng có thể làm giảm huyết áp tạm thời. Các triệu chứng của huyết áp thấp nguy hiểm bao gồm chóng mặt, buồn nôn, ngất xỉu. Tuy nhiên, nguyên nhân này thường không dẫn tới hậu quả nghiêm trọng.

nhiệt kế
Nhiệt độ gây dao động huyết áp nhưng không nghiêm trọng (Nguồn: Internet).

5. Một số nguyên nhân khác

  • Công việc vất vả, thường xuyên stress, lo lắng
  • Thức khuya nhiều
  • Hút nhiều thuốc lá
  • Sử dụng thuốc huyết áp không đúng hướng dẫn
  • Có bệnh về thận
  • Có bệnh về tim
  • Sử dụng các chất kích thích

Làm cách nào để giữ huyết áp ổn định?

Đầu tiên, bạn nên đến gặp bác sĩ để biết rõ hơn về tình trạng bệnh lý của mình. Nếu cần sử dụng thuốc hãy sử dụng đúng theo lời chỉ dẫn của bác sĩ, chú ý kiểm soát huyết áp thường xuyên tại nhà. Một phần cũng vô cùng quan trọng trong việc kiểm soát huyết áp đó là thay đổi thói quen để có lối sống lành mạnh.

thể dục
Thay đổi thói quen sống lành mạnh giúp giữ huyết áp ổn định (Nguồn: Internet).
  • Ngừng hút thuốc: Hút thuốc ảnh hưởng rất nhiều tới hệ thống động mạch và gây huyết áp cao.
  • Bổ sung thực phẩm có lợi: Ăn nhiều hoa quả, rau cải, ngũ cốc nguyên hạt và các loại protein nạc. Tìm mua ngũ cốc tại đây.
  • Giảm lượng đường: Để giữ huyết áp ổn định, giảm hoặc loại bỏ đường ra khỏi khẩu phần ăn hàng ngày là điều cần thiết.
  • Hạn chế dùng các loại thực phẩm đóng hộp: Thực phẩm đóng hộp không tốt cho tình trạng huyết áp của bạn.
  • Tập thể dục đều đặn: Hãy hoạt động với cường độ vừa phải. Theo như Hội Tim mạch Mỹ khuyến cáo một người nên đi bộ trong 30 phút mỗi ngày, ít nhất 5 ngày một tuần.
  • Hạn chế uống rượu: Uống nhiều rượu có thể làm tăng huyết áp. Phụ nữ không nên uống quá một ly và nam giới không nên uống quá 2 ly một ngày.
  • Tìm cách lành mạnh để giảm stress: Thiền, bài tập thở sâu, yoga,… những bài tập ấy đều có thể góp phần kiểm soát huyết áp của bạn.
  • Tiêu thụ ít natri: Thực phẩm mặn quá mức có thể gây tăng huyết áp.
  • Giảm lượng caffein: Đồ uống chứa nhiều caffein có thể gây ra những cơn đột biến về huyết áp, caffein không nên dùng nhiều với đối tượng thanh thiếu niên và người đã mắc bệnh tim mạch.

Một số bài viết sẽ mang lại lời khuyên hữu ích về sức khỏe đối với bạn:

Vậy là BlogAnChoi vừa cùng quý độc giả tìm hiểu những phương pháp để có thể giữ huyết áp ổn định. Nếu bạn đã có bệnh tăng huyết áp, hạ huyết áp hoặc đang có dấu hiệu của căn bệnh này, hãy nhớ áp dụng các phương pháp trên đúng cách nhé.

Đừng quên tiếp tục theo dõi chuyên mục Sức khỏe của BlogAnChoi để cập nhật thêm nhiều thông tin hữu ích khác bạn nhé!

Xem thêm

Thoái hóa khớp gối có triệu chứng gì?

Thoái hóa khớp gối là một bệnh lý rất thường gặp khi bước qua tuổi 45. Hãy cùng BlogAnChoi tìm hiểu để biết bệnh có những triệu chứng gì giúp chúng ta nhận biết ngay từ giai đoạn đầu nhé!
Theo dõi bình luận
Thông báo về
guest
0 Bình luận
Phản hồi nội tuyến
Xem tất cả bình luận