Lò phản ứng hồ quang – Arc Reactor, là phát minh cung cấp năng lượng cho mọi thiết kế của Iron Man. Có thể nói đây là giải pháp then chốt và quan trọng nhất trong sự nghiệp siêu anh hùng của Tony Stark. Cùng tìm hiểu về quá trình hình thành và những phiên bản khác nhau của lò phản ứng đặc biệt này nhé!

Quá trình hình thành của lò phản ứng hồ quang

Sau thế chiến thứ 2, Howard Stark đã tìm cách khai thác năng lượng tử khối Tesseract giống như những gì Hydra đã làm. Ông hướng tới mục đích tạo ra một nguồn năng lượng sạch, miễn phí và có thể tái tạo lại cho con người. Tuy nhiên, do gặp nhiều rào cản công nghệ của thời bấy giờ nên thí nghiệm thất bại.

Howard Stark cùng cộng sự đã từng nghiên cứu khối Tesseract trong quá khứ (Nguồn: Internet)
Howard Stark cùng cộng sự đã từng nghiên cứu khối Tesseract trong quá khứ (Nguồn: Internet)

Howard và cộng sự của mình đã sử dụng những thành quả nghiên cứu của mình về khối Tesseract để chế tạo lò phản ứng và coi nó như là một bước đệm nhỏ trong một dự án lớn có tên gọi là PEGASUS. Cuối cùng, một lò phản ứng hồ quang khổng lồ đã được tạo ra để cung cấp năng lượng cho trụ sở Stark Industries.

Sau đó, Howard Stark tiếp phục phát triển lý thuyết về một loại nguyên tố mới và nó sẽ trở thành chìa khóa giúp cho lò phản ứng đặc biệt trên trở nên hoàn thiện. Tuy nhiên, một lần nữa, dự án lại một lần nữa vấp phải sự hạn chế công nghệ của thời đại dẫn tới bế tắc.

Bản thiết kế lò phản ứng hồ quang của Iron Man (Nguồn: Internet)
Bản thiết kế lò phản ứng hồ quang của Iron Man (Nguồn: Internet)

Biết rằng mình sẽ không thể nào khai thác được hết sức mạnh của khối Tesseract và hoàn thiện Arc Reactor một cách hoàn chỉnh, Howard đã bí mật để lại thiết kế của mình cho con trai.

Toàn bộ những nghiên cứu của ông về nguyên tố mới được đặt trong mô hình của hội chợ triển lãm Stark 1974 cùng với lời nhắn nhủ cho Tony, mong rằng cậu sẽ sớm khám phá ra bí mật của nó.

Obidiah Stane - Kẻ ngăn cản kế hoạch và lấy đi phản ứng hồ quang của Iron Man trong phần đầu tiên (Nguồn: Internet)
Obidiah Stane – Kẻ ngăn cản kế hoạch và lấy đi phản ứng hồ quang của Iron Man trong phần đầu tiên (Nguồn: Internet)

Những năm sau khi Howard qua đời, dự án về lò phản ứng hồ quang không còn được ưu tiên do công ty lúc này định hướng sản xuất vũ khí là chủ yếu. Với quyền giám đốc điều hành lúc bấy giờ, Obadiah Stane chỉ coi đó là một chiêu trò quảng cáo.

Lò phản ứng hồ quang của Iron Man dần hoàn thiện

Trong cuộc tấn công Tony Stark của tổ chức thập nhẫn, một quả bom đã phát nổ ngay gần anh, găm những mảnh bom găm vào sâu trong cơ thể và đe dọa tới tính mạng của Tony. Tuy Tiến sĩ Yinsen đã phẫu thuật loại bỏ gần hết những mảnh bom ra. Nhưng một số lại nằm quá gần tim khiến cho tiến sĩ chỉ đành dùng một chiếc nam châm điện cực mạnh được nối với một chiếc ắc quy ô tô để giữ tính mạng cho anh.

Dr.Yinsen - Người đã cứu mạng và giúp Tony chế tạo lò phản ứng hồ quang (Nguồn: Internet)
Dr.Yinsen – Người đã cứu mạng và giúp Tony chế tạo lò phản ứng hồ quang (Nguồn: Internet)

Tony biết rằng mình không thể sống sót được với chiếc nam châm điện này. Anh cần một thứ gì đó an toàn và bền vững hơn. Đó là khoảnh khắc lò phản ứng hồ quang trên ngực anh được ra đời. Tony đã chế tạo ra một lò phản ứng mini dựa trên thiết kế của Arc Reactor ở Stark Industries nhưng nó có thể nằm gọn trong lòng bàn tay và vẫn vô cùng mạnh mẽ.

Sau khi trốn thoát bằng bộ giáp trợ lực thô sơ chạy bằng lò phản ứng mini ấy,Tony đã an toàn trở về Mỹ. Sau đó là khoảng thời gian mà anh không ngừng nâng cấp các phiên bản hoàn thiện hơn của Arc Reactor. Anh cũng đã chế tạo thêm lò phản ứng dự phòng cho những bộ giáp của mình để chúng có thể tự hoạt động mà không cần tới lò phản ứng cá nhân của anh trong ngực.

Không lâu sau, Tony phát hiện ra các lõi Palladium sau khi bị đốt cháy trong lò phản ứng đã đầu độc anh. Thậm chí tốc độ huỷ hoại cơ thể của nó còn tăng tốc mỗi khi anh sử dụng giáp người sắt. Sau khi biết tin, Nick Fury đã đưa cho anh nghiên cứu về nguyên tố mới có thể hoàn thiện lò phản ứng của cha anh.

Nhứng phiên bản đầu tiên của Arc Reactor gây nguy hiểm cho cơ thể của Tony (Nguồn: Internet)
Nhứng phiên bản đầu tiên của Arc Reactor gây nguy hiểm cho cơ thể của Tony (Nguồn: Internet)

Sau khi phát hiện ra bản thiết kế trong mô hình mà cha để lại, Tony đã thành công trong việc tổng hợp ra nguyên tố mới và hoàn thiện lò phản ứng hồ quang của mình. Cuối cùng, người sắt quyết định thực hiện ý tưởng của cha mình là sử dụng lò phản ứng này để cung cấp năng lượng sạch cho thế giới.

Kể từ đó, các bộ giáp Iron Man đều hoạt động bằng Arc Reactor được tích hợp sẵn luôn trong đó. Có một số bộ giáp đặc biệt hơn thì sử dụng công nghệ NANO, giúp Tony có thể mặc đồ hoàn chỉnh chỉ trong vài giây.

Đó là toàn bộ những giai đoạn phát triển của lò phản ứng hồ quang – Arc Reactor, của Tony Stark. Còn bạn? Bạn có suy nghĩ gì về trái tim đặc biệt này của Người Sắt? Hãy cho mình biết thêm ở phần bình luận! Và đừng quên theo dõi BlogAnChoi để cập nhật những tin tức thú vị khác nhé!

Một số bài viết khác có thể bạn quan tâm:

Xem thêm

Lịch chiếu Anh Cũng Có Ngày Này: Trần Tinh Húc hóa "trai bao" tổng tài

Bộ phim ngôn tình Anh Cũng Có Ngày Này của Trần Tinh Húc và Trương Nhược Nam đã chốt lịch chiếu, hứa hẹn mang tới một câu chuyện tình yêu ngọt ngào, hài hước giữa tổng tài bị hiểu lầm là "trai bao" và cô nhân viên "báo thủ"
Theo dõi bình luận
Thông báo về
guest
0 Bình luận
Phản hồi nội tuyến
Xem tất cả bình luận