Nếu bạn là một tín đồ về những nơi tâm linh tín ngưỡng thì không thể bỏ lỡ được Chùa Thiên Ấn, ngôi chùa lâu đời nhất ở Quảng Ngãi. Hãy cùng BlogAnChoi tìm hiểu và khám phá ngôi chùa 300 tuổi này có những đặc trưng ra sao nhé!

Đôi nét về Chùa Thiên Ấn

Tọa lạc tại Quốc lộ 24b, chùa Thiên Ấn thuộc xã Tịnh Ấn, Thành phố Quảng Ngãi, mang trong mình nét cổ kính phong lưu, mang lại cảm giác dễ chịu cho khách du lịch khi mỗi lần ghé thăm. Ngôi chùa nằm trên một đỉnh núi hùng vĩ trập trùng được ví như dấu ấn của trời ban tặng, mang sắc thái hài hòa trộn lẫn giữa thiên nhiên với cảnh vật nơi đây, sẽ khiến bạn không thể nào rời mắt được.

Đường đi lên chùa khá gập ghềnh, quanh co vì được xây dựng trên đỉnh đồi. Tuy nhiên, chùa Thiên Ấn cũng có sự tích của mình. Người ta kể rằng trước kia đỉnh núi Thiên Ấn rất hoang sơ, không có bất kỳ người dân nào sinh sống ở đó. Tương truyền khi xưa, lúc rồng hạ phạm đã rơi trên đỉnh núi, tạo nên những phần đất lỡ. Sau đó, người dân mới bắt đầu đến tu sửa lại vùng đất này và xây nhà, làm ruộng, sinh sống. Bạn có thể để ý con đường lên chùa khá quanh co người dân nơi đây gọi đó là thân của con rồng tạo thành khi rơi xuống, còn vị trí nơi ngôi chùa xây dựng chính là đầu rồng.

Hòa mình cùng với thiên nhiên núi rừng ( nguồn ảnh : @nttoanh99960)
Hòa mình cùng với thiên nhiên núi rừng ( nguồn ảnh : @nttoanh99960)

Thời điểm thích hợp đến chùa Thiên Ấn

Bạn nên tham quan chùa Thiên Ấn vào tháng 1, 2, 3 vì sẽ có nhiều lễ hội diễn ra tại đây, cùng với các hoạt động thờ cúng, xin xăm, ăn cơm chay… các hoạt động này rất linh thiêng. Đến đây cầu bình an một năm mưa thuận gió hòa, sức khỏe dồi dào, công danh sự nghiệp tiến tới, tình yêu thì đậm sâu, rất linh nhé. Do đó, đến chùa vào mùa xuân là thích hợp nhất, để có những trải nghiệm sâu sắc về ngôi chùa linh thiêng nằm trên đỉnh núi Thiên Ấn hùng vĩ và tráng lệ.

Cách di chuyển đến chùa Thiên Ấn

Hiện nay, Quảng Ngãi đang được đầu tư phát triển du lịch nên có rất nhiều phương tiện di chuyển đến đây. Bởi vậy, du khách hoàn toàn có thể chọn cho mình một phương tiện phù hợp với sở thích cũng như tài chính của mình.

  • Tàu lửa: du khách có thể di chuyển bằng tàu lửa đến trạm ga Quảng Ngãi thì dừng lại, sau đó có thể bắt xe ôm hoặc taxi phù hợp với tài chính, rồi di chuyển xuống chùa Thiên Ấn.
  • Xe khách: du khách có thể bắt xe khách Chín Nghĩa hoặc xe khách Phương Trang đến bến xe Quảng Ngãi hoặc bến xe Chín Nghĩa, có xe trung chuyển miễn phí đưa du khách đến chùa Thiên Ấn.
  • Máy bay: Có thể di chuyển bằng máy bay, đến sân bay Chu Lai, sau đó bắt xe buýt ( giá 40.000 đồng) hoặc xe taxi tùy vào điều kiện tài chính đến Bến xe Bắc Quảng Ngãi rồi di chuyển xuống chùa Thiên Ấn. Bạn có thể đặt vé máy bay tại đây.

Tham quan và viếng chùa Thiên Ấn

Du khách có thể tham quan một số địa điểm nổi bật trong chùa Thiên Ấn, để có cái nhìn sâu sắc hơn về ngôi chùa cổ kính và linh thiêng này.

Cổng chùa Thiên Ấn – Uy nghi và đồ sộ

Vườn chùa rộng, có tường thành bao quanh. Đầu ngõ, hai trụ cổng đúc bằng xi măng sừng sững, cao khuất đầu người lớn. Hai cánh cổng bằng sắt đồ sộ, luôn rộng mở chào đón khách thập phương. Bên ngoài cổng có những khóm trúc vàng râm mát, qua bao năm vẫn đứng yên bình và thanh thản. Đây là nơi để mọi người nghỉ chân, uống nước chuẩn bị cho cuộc hành trình bên trong.

Cổng chùa đồ sộ và uy nghi mang nét cổ kính ( ảnh : @vin_nguy )
Cổng chùa đồ sộ và uy nghi mang nét cổ kính ( ảnh : @vin_nguy )

Khuôn viên chùa Thiên Ấn – rộng rãi và thoáng mát

Khuôn viên của ngôi chùa Thiên Ấn, sở hữu một không gian rộng rãi và thoáng mát, bên trong đặt nhiều tượng phật linh thiêng. Phía trong là gian nhà chính, để du khách viếng nhang, cầu nguyện may mắn. Ngôi chùa có niên đại từ rất lâu, đơn giản nhưng mang nét riêng đặc trưng. Tiếng chuông chùa vẫn sau bao năm vẫn vang vọng khắp núi rừng Thiên Ấn.

Khuôn viên chùa rộng rãi nhiều tượng phật linh thiêng ( nguồn ảnh : internet)
Khuôn viên chùa rộng rãi nhiều tượng phật linh thiêng (nguồn: internet)

Tượng Phật Quan Âm giữa Chùa Thiên Ấn – uy nghiêm và linh thiêng

Tượng quan âm nằm giữa khuôn viên chùa đầy tráng lệ (ảnh : nghianc58)
Tượng quan âm nằm giữa khuôn viên chùa đầy tráng lệ (ảnh : nghianc58)

Xung quanh chùa có khu vườn tượng cùng với những vườn hoa cây cảnh và có ghế đá cho khách tham quan ngồi nghỉ mệt. Phần lớn tượng ở đây là do những người con Quảng Ngãi xa quê trở về cung tiến. Trong khuôn viên chùa bức tượng Phật Quan Âm khuôn mặt nhân hậu hướng về phía trước, xung quanh là những khóm hoa rập rờn trong vòm lá xanh non.

Hồ sen Chùa Thiên Ấn – thanh tịnh và trong lành

Đi về phía bắc là hồ sen bát ngát hoa. Những búp sen tinh khiết rung rinh trong vòm lá. Nước hồ trong xanh, những chú cá lượn tung tăng. Hòn non bộ giữa hồ sừng sững như tưởng nhớ về những chặng đường lịch sử, nhớ về một thời oanh liệt của những người con của núi Ấn – sông Trà. Ở giữa là tượng phật quan âm với khuôn mặt phúc hậu tượng trưng cho con người nơi đây hiếu khách.

Tượng phật Quan Âm nằm giữa hồ sen thanh tịnh và trong lành ( ảnh : @thaobeppp)
Tượng phật Quan Âm nằm giữa hồ sen thanh tịnh và trong lành ( ảnh : @thaobeppp)

Mộ cụ Huỳnh Thúc Kháng nằm ở chùa Thiên Ấn – vị anh hùng dân tộc

Về phía tây nam của vườn chùa là mộ cụ Huỳnh Thúc Kháng, khói nhang nghi ngút quyện với hoa, lá, cỏ cây. Ai đến thăm chùa cũng đều ghé thăm mộ cụ, tưởng nhớ đến công lao của cụ Huỳnh trong sự nghiệp cách mạng – tưởng nhớ đến một vị tiền bối đã công hiến đời mình cho dân tộc Việt Nam.

Mộ cụ Huỳnh Thúc Kháng uy nghiêm giữa núi rừng Thiên Ấn (ảnh : internet)
Mộ cụ Huỳnh Thúc Kháng uy nghiêm giữa núi rừng Thiên Ấn (ảnh : internet)

Mộ các vị thiền sư ở Chùa Thiên Ấn – trang trọng và cổ kính

Đi thẳng về phía đông là khu lăng mộ của các vị sư tổ với những tòa bảo tháp, trang nghiêm và tráng lệ, nơi chôn cất của những vị thiền sư đã qua đời.

Những khu mộ của các vị thiền sư đồ sộ và tráng lệ ( nguồn ảnh : @chunlif)
Những khu mộ của các vị thiền sư đồ sộ và tráng lệ ( nguồn ảnh : @chunlif)

Giếng Phật ở chùa Thiên Ấn

Đặc biệt trong khuôn viên chùa còn có giếng nước gọi là “Giếng Phật” được đào từ lúc khai sơn, lập chùa. Giếng sâu thăm thẳm nhưng nước trong vắt, mát rượi. Dù giếng đào trên núi, nhưng theo người dân ở đây, nguồn nước trong giếng chưa bao giờ cạn. Người dân trong vùng còn cho rằng nước ở giếng Phật có thể chữa được nhiều loại bệnh tật.

Giếng Phật linh thiêng chùa Thiên Ấn. (Nguồn: internet)
Giếng Phật linh thiêng chùa Thiên Ấn. (Nguồn: internet)

Có thể nói, ngôi chùa này là biểu tượng cho sự linh thiêng và nét văn hóa của người dân Quảng Ngãi, mộc mạc đơn sơ nhưng thắm đậm.Ngôi chùa càng gắn kết những người đam mê về tín ngưỡng xích lại gần nhau hơn, để chúng ta có dịp nhìn lại, suốt một chặng đường ta đi qua, đã bao lần vấp ngã, hãy để tâm hồn hòa quyện với cảnh vật nơi đây, giúp bạn thanh thản giữa dòng đời tấp nập, ý chí mảnh liệt hơn trong mọi thử thách của cuộc đời.

Lưu ý khi tham quan chùa Thiên Ấn

  • Đi thẳng xe máy lên trên chùa để trải nghiệm cung đường hình con rồng, lên đỉnh chùa thì gửi xe với giá khoảng từ 5.000 đồng đến 10.000 đồng cho 1 chiếc.
  • Không nên mua các đồ lưu niệm trên chùa, tránh bị lừa bởi các trò chơi ăn tiền trước cổng chùa.
  • Dưới chân núi có quán nước, ăn uống thoải mái nằm nghỉ ngơi, thư giản (giá cả phải chăng)
  • Có thể ghé thăm biển Mỹ Khê để nghỉ dưỡng ăn hải sản, khi thăm quan xong chùa Thiên Ấn (cách 10 km)
  • Nhà nghỉ được phân bố trên quốc lộ 24b với giá tầm 100.000 VND đến 150.000 VND qua đêm nhé mọi người, thoải mái đi vui chơi nhé.

Cùng tham quan một vòng quanh chùa Thiên Ấn qua video của Đùm Vlog dưới đây:

Ngoài ra, bạn có thể tham khảo thêm nhiều bài viết khác trên BlogAnChoi tại đây:

Đừng quên theo dõi BlogAnChơi để không bỏ lỡ những thông tin hữu ích về du lịch bạn nhé!

Xem thêm

Bỏ túi "tất tần tật" kinh nghiệm du lịch Phố cổ Hội An

Nếu bạn là một “fan chân chính” yêu thích những nét đẹp cổ xưa thì hãy theo chân BlogAnChoi để cùng khám phá những nét đặc sắc của Phố cổ Hội An nhé!
Theo dõi bình luận
Thông báo về
guest
0 Bình luận
Phản hồi nội tuyến
Xem tất cả bình luận