Lở miệng tuy là một căn bệnh đơn giản nhưng lại gây bất tiện và khó chịu, đặc biệt trong việc ăn uống. Trong bài viết này, BlogAnChoi sẽ tư vấn cho bạn thật cụ thể nguyên nhân của căn bệnh này và 7 cách trị bệnh lở miệng ở người lớn nhanh khỏi nhất. Cùng tham khảo nhé!

Thời tiết bước sang mùa hè cực kỳ nóng bức, chúng ta càng dễ bị “tỏa nhiệt” từ bên ngoài lẫn bên trong. Trong đó, bệnh lở miệng là bệnh thường gặp không của riêng ai, chúng ta cùng xem ngay bài viết để bảo vệ sức khỏe nhé!

Nguyên nhân gây bệnh lở miệng ở người lớn

Có 3 nguyên nhân chính gây nên căn bệnh nhiệt miệng ở người lớn mà hầu như người nào cũng có thể gặp.

Nguyên nhân thứ nhất là do virus hoặc vi khuẩn có trong khoang miệng phản ứng với các thành phần hoá học có trong kem đánh răng gây nên.

bệnh nhiệt miệng
Những thức ăn cay nóng ăn thường xuyên dễ dẫn đến nhiệt miệng(ảnh: Internet)

Nguyên nhân thứ hai xảy ra đối với những ai thường xuyên ăn cay, nhiều chất béo và thức ăn khó tiêu. Các chất có trong các loại thức ăn ăn này khi kết hợp với tân dịch có trong nước miếng ở miệng trong thời gian dài sẽ àm nóng niêm mạc miệng, lưỡi. Hậu quả là gây nên những vết loét hoặc những nấm trắng trong miệng.

bệnh nhiệt miệng
Đau rát và gây khó chịu trong việc ăn uống là biểu hiện của nhiệt miệng (ảnh: Internet)

Nguyên nhân thứ ba gây nên căn bệnh nhiệt miệng là do các vấn đề về vệ sinh và bệnh răng miệng. Nếu bạn bị sâu răng, viêm quanh chân răng, tuỷ răng, vệ sinh răng miệng không sạch sẽ có thể dẫn đến bệnh lở miệng.

Bệnh lở miệng ban đầu xuất hiện là những mụn nước nhỏ rất dễ vỡ, sau đó sẽ biến đổi thành những vết loét gây cảm giác đau và khó chịu khi ăn hoặc nói chuyện.

Trường hợp bạn không biết cách chăm sóc các vết loét thì sẽ dễ dẫn đến tình trạng viêm, tấy, đau nhiều hơn và có thể khiến bạn bị sốt.

Tham khảo thêm bài viết: 7 nguyên nhân gây viêm loét miệng ở trẻ em cha mẹ cần biết

7 cách trị bệnh lở miệng ở người lớn nhanh khỏi

1. Gặp nha sĩ khi có các dấu hiệu bất thường

Nhiệt miệng bình thường thì không sao, bạn có thể thực hiện một số phương pháp chăm sóc tại nhà. Tuy nhiên, nếu cơ thể có các biểu hiện như: sốt, tiêu chảy, phát ban và nhức đầu kèm theo vết loét miệng kéo dài thì bạn phải gặp nha sĩ.

bệnh nhiệt miệng
Khi bệnh nhiệt miệng có những biểu hiện bất thường, bạn cần đi gặp bác sĩ ngay(ảnh: Internet)

Đây là những biểu hiện cho thấy bệnh lở miệng nặng, ảnh hưởng nhiều đến sức khoẻ của bạn. Bạn cần phải cẩn thận và gặp nha sĩ ngay để được chữa trị thay vì tự điều trị ở nhà.

bệnh nhiệt miệng
Nha sĩ sẽ xác định rõ nguyên nhân và cách điều trị khi bị bệnh nhiệt miệng nặng (ảnh: Internet)

2. Vệ sinh răng miệng bằng nước súc miệng tự pha

Ngay khi bạn có biểu hiện của bệnh nhiệt miệng, bạn có thể tự pha cho mình nước súc miệng tại nhà để giữ vệ sinh.

Bạn cần chuẩn bị các nguyên liệu sau: 

  • 1 thìa cafe muối 
  • 2 muỗng nước ép nha đam
  • 1/2 cốc nước ấm.
bệnh nhiệt miệng
Tự pha nước súc miệng và súc miệng hàng ngày để đảm bảo khoang miệng của bạn luôn sạch sẽ (ảnh: Internet)

Cho nước ép nha đam và muối vào nước ấm. Bạn chỉ cần nhấp một ngụm nước nhỏ và súc miệng trong vòng 10 giây. Vệ sinh miệng bằng nước tự pha giúp sát khuẩn khoang miệng mà không hề gây hại, lưu ý bạn nên dùng cho đến khi bệnh giảm dần.

3. Ngưng sử dụng kem đánh răng có chứa Sodium Lauryl Sulfate

Những loại kem đánh răng có chứa thành phần Sodium Lauryl Sulfate là một trong những nguyên nhân gây nên căn bệnh nhiệt miệng. Khi bị nhiệt miệng, nếu bạn vẫn sử dụng kem đánh răng có chứa chất này thì bệnh sẽ lâu khỏi và dễ tái phát trở lại.

bệnh nhiệt miệng
Xem kĩ các thành phần có trong kem đánh răng và thay sản phẩm khác nếu có Sodium Lauryl Sulfate (ảnh: Internet)

Kiểm tra kem đánh răng hoặc nước súc miệng của bạn có chứa thành phần này hay không nhé! Nếu có, hãy ngưng sử dụng và thử một thương hiệu khác.

4. Tránh xa các thực phẩm gây tăng nhiệt

Khi bị nhiệt miệng, để tránh việc tăng nhiệt, gây nên tình trạng đau rát dữ dội, bạn phải tránh xa các loại thức ău nóng, chua, cay, rán. Hãy bổ sung cho mình các thực phẩm chứa nhiều vitamin và chất xơ thay vì ăn các loại thức ăn gây hại này nhé!

Bệnh nhiệt miệng
Tránh xa các thực phẩm cay, nóng nếu không muốn bệnh thêm trầm trọng (ảnh: Internet)

Bạn có thể chọn sữa chua để làm giảm các cơn đau. Các lợi khuẩn có trong sữa chua sẽ làm dịu các vết nhiệt và các cơn đau.

Xem thêm: Ăn sữa chua không đường có tác dụng gì với sức khỏe?

5. Bổ sung Vitamin B3 và Vitamin C cho cơ thể

Theo lời khuyên của các bác sĩ, vitamin B3 là thành phần rất quan trọng của hai coenzym trong cơ thể. Các coenzym này tham gia vào quá trình tổng hợp hay phân huỷ các hợp chất như acid amin, acid béo, chuyển hoá Cholesterol…Khi cơ thể thiếu vitamin B3, sẽ dễ dẫn đến tình trạng chán ăn, viêm lưỡi, viêm miệng. Thiếu Vitamin C thì sẽ gây nên tình trạng mệt mỏi, viêm miệng.

Bệnh nhiệt miệng
Bổ sung Vitamin B3, Vitamin C từ thực phẩm để cải thiện tình trạng nhiệt miệng (ảnh: Internet)

Bạn có thể bổ sung hai loại Vitamin này bằng thuốc hoặc tăng tường các loại thực phẩm như thịt, cá, ngũ cốc, rau xanh, hoa quả…

6. Cung cấp thêm sắt và kẽm cho cơ thể

Ngoài nguyên nhân thiếu Vitamin B3 và Vitamin C, bạn cũng không thể bỏ qua hai chất quan trọng khác đó chính là sắt và kẽm. Thiếu sắt và kẽm có thể gây viêm loét miệng. Nếu bạn để tình trạng này lâu dài, có thể dẫn đến ung thư họng miệng, rất nguy hiểm.

Bệnh nhiệt miệng
Bạn có thể bổ sung sắt và kẽm dưới dạng viên uống để nhiệt miệng không trở lại ghé thăm (ảnh: Internet)

Nếu bác sĩ xác định nguyên nhân gây nhiệt miệng là thiếu sắt và kẽm thì bạn cần bổ sung ngay 2 chất này để nhanh khỏi. Sắt có rất nhiều trong các loại hạt, đặc biệt là hạt bí xanh và đỏ, đậu và thịt bò, thịt cừu, một số loại động vật thân mềm như sò, hàu, trai.

Hoặc bạn có thể đặt ngay một hộp viên uống bổ sung sắt trên Tiki.  

Đối với kẽm, bạn có thể bổ sung bằng viên ngậm kẽm để giúp giảm đau khi bị nhiệt miệng. Việc bổ sung kẽm trong thời gian dài thì bạn cần tham khảo ý kiến của bác sĩ nhé! Trung bình 150mg kẽm sẽ có hiệu quả giúp người bệnh giảm được các triệu chứng của bệnh nhiệt miệng hơn 50%.

7. Chủ động phòng bệnh

Phòng bệnh hơn chữa bệnh, vì vậy để tránh diễn nhiệt miệng lặp đi lặp lại nhiều lần, bạn cần phòng tránh bằng các cách đơn giản sau:

Uống nước đầy đủ mỗi ngày. Nước vừa cung cấp năng lượng cho cơ thể, vừa giải nhiệt, giúp bạn phòng tránh được bệnh nhiệt miệng.

Bệnh nhiệt miệng
Nước rất tốt cho cơ thể, giúp cơ thể thanh mát, vì vậy, hãy bổ sung đủ lượng nước mỗi ngày nhé! (ảnh: Internet)

Nếu bạn thường xuyên bị bệnh nhiệt miệng, hãy tránh xa những loại thực phẩm khô, chiên, nhiều dầu mỡ. Những món này háo nước nên khi ăn vào sẽ hút hết nước của cơ thể. Trường hợp cần phải ăn các loại thức ăn này, bạn cần bù lại nước ngay nhé!

Hi vọng những kinh nghiệm mà BlogAnChoi chia sẻ có thể giúp bạn nhanh chóng thoát khỏi bệnh nhiệt miệng. Đừng quên truy cập chuyên mục Sức khoẻ của BlogAnChoi để cập nhật thêm nhiều thông tin sức khoẻ bổ ích nhé!

Xem thêm

9 triệu chứng nóng trong người cần chú ý trong mùa nóng

Nóng trong người là bệnh thường gặp vào mùa hè, gây ra cảm giác khó chịu, ảnh hưởng tới công việc và học tập. Hãy cùng BlogAnChoi tìm hiểu triệu chứng nóng trong người để nhanh chóng có biện pháp cải thiện sức khỏe nhé!
Theo dõi bình luận
Thông báo về
guest
0 Bình luận
Phản hồi nội tuyến
Xem tất cả bình luận