Tình trạng số người bị tiểu đường đang tăng cao ở Việt Nam. Bệnh lý này là nguyên nhân dẫn đến nhiều biến chứng khó lường. Hãy cùng BlogAnChoi tìm hiểu bệnh tiểu đường nên ăn gì để cải thiện sức khỏe nhé!

Tiểu đường (đái tháo đường) là bệnh lý nội khoa tương đối phổ biến, xuất hiện khi lượng đường trong máu tăng lên quá cao. Nguyên nhân bệnh tiểu đường được phân loại cụ thể như sau:

  • Tuýp 1: Các chuyên gia nhận định là do di truyền hoặc tác động của môi trường, khiến hệ miễn dịch tấn công, ngăn chặn tuyến tụy sản xuất insulin.
  • Tuýp 2 và tiền tiểu đường: Tuyến tụy không sản sinh đủ insulin để chống lại đề kháng của tế bào, khiến đường bị tích tụ lại trong máu.
  • Tiểu đường thai kỳ: Những kích thích tố của nhau thai khiến khả năng kháng insulin của tế bào tăng cao.
Tiểu đường
Tiểu đường là nguyên nhân dẫn tới các biến chứng nghiêm trọng khác. (Nguồn: Internet)

Tình trạng tiểu đường sẽ được cải thiến đáng kể nếu người bệnh tuân thủ một chế độ ăn uống lành mạnh, đúng cách. Vì vậy, hãy cùng tham khảo những gợi ý dưới đây của BlogAnChoi nhé!

1. Bệnh tiểu đường nên ăn gì? Không thể bỏ qua các loại rau củ

Có thể thấy, ăn nhiều rau xanh mang lại nhiều lợi ích cho sức khỏe, trong đó có cả đẩy lùi tình trạng bệnh tiểu đường. Nguồn vitamin, khoáng chất và chất xơ tự nhiên này rất tốt cho người bệnh.

Tiểu đường
Rau củ không thể thiếu trong thực đơn của bệnh nhân tiểu đường. (Nguồn: Internet)

Đặc biệt, hãy bổ sung củ cải, bông cải xanh, cải xoăn, rau bina,… vào thực đơn. Đây là nhưng loại ra ít calo và carbohydrat. Bạn nên ăn sống hoặc hấp và luộc để hạn chế chất béo. Khi trộn salad thì chỉ nên sử dụng một lượng dầu ăn nhỏ, kết hợp cùng các gia vị khác như tỏi, hành, tiêu, ớt,…

2. Bổ sung trái cây ít đường

Trái cây, đặc biệt là những loại ít đường như cam, quýt, bưởi, táo,… chính là nguồn cung vitamin, chất xơ và khoáng chất dồi dào cho bệnh nhân tiểu đường. Vì đường trong các loại quả là đường chậm, phải được tiêu hóa thì cơ thể mới hấp thu được nên không ảnh hưởng tới sức khỏe.

Tiểu đường
Trái cây ít đường sẽ giúp ích trong việc đẩy lùi căn bệnh tiểu đường. (Nguồn: Internet)

Hãy chọn ăn những trái cây tươi ít đường theo kiểu từng miếng nhỏ hoặc nguyên trái thay vì ép nước. Không ăn kèm với kem, sữa, nước sốt,… và cũng nên tránh xa các loại quả sấy khô.

3. Lựa chọn thực phẩm nhóm bột đường

Bệnh nhân tiểu đường nên lựa chọn ăn các loại ngũ cốc nguyên hạt, đậu đỗ, gạo lứt hoặc bổ sung tinh bột từ rau củ. Các thực phẩm này chế biến theo kiểu hấp hay luộc thì sẽ tốt cho sức khỏe hơn chiên, xào. Tìm mua ngũ cốc nguyên hạt tại đây.

Tiểu đường
Bệnh nhân tiểu đường nên hạn chế tinh bột. (Nguồn: Internet)

Tham khảo thêm bài viết “8 tác dụng của gạo lứt giúp bảo vệ sức khỏe của bạn” tại đây.

Song song đó, gạo trắng, miến, bánh mì, bột sắn dây,… cần hạn chế trong khẩu phần ăn. Khi ăn tinh bột từ rau củ như khoai tây, sắn,… thì cần giảm cơm.

4. Ăn các loại thịt, cá thích hợp

Khi chế biến loại thực phẩm này, bạn nên chọn cách luộc, hấp, áp chảo hay nướng để giảm thiểu tốt đa lượng mỡ. Ngoài ra, hãy chọn ăn thịt nạc, lọc bỏ mỡ và da. Nguyên tắc này sẽ giúp bạn bổ sung đạm mà không phải lo lắng về bệnh tiểu đường.

Tiểu đường
Hãy ăn cá ít nhất 2 lần mỗi tuần. (Nguồn: Internet)

Thịt bò là thực phẩm tốt, cần được bổ sung vào thực đơn. Axit linoleic tổng hợp trong loại thịt này có thể hỗ trợ chuyển hóa đường trong máu và phòng ngừa ung thư. Ngoài ra, cá sẽ là nguồn đạm tốt thay thế cho thịt. Đặc biệt, cá ngừ, cá hồi, cá mòi,… chứa lượng Omega-3 dồi dào, tốt cho bệnh nhân tiểu đường và tim mạch.

5. Chọn những loại chất béo tốt

Chất béo bão hòa trong kem, da và mỡ động vật,… sẽ khiến lượng cholesterol trong máu tăng cao. Chính vì vậy, người bị tiểu đường nên lựa chọn thực phẩm chứa chất béo tốt (không bão hòa).

Tiểu đường
Bổ sung chất béo tốt vào thực đơn để thay thế cho chất béo từ động vật. (Nguồn: Internet)

Cụ thể, hãy thay thế chất béo nguồn gốc động vật bằng dầu đậu nành, dầu cá, olive, bơ, vừng, đậu phộng,… Tuy nhiên, khi dùng dầu olive, cần lưu ý sử dụng tại nhiệt độ thường. Vì khi được chế biến với nhiệt độ cao, dầu này có thể sản sinh ra chất độc hại, không tốt cho cơ thể. Tìm mua dầu olive tại đây.

Xem thêm bài viết “7 nguyên tắc ăn bơ đúng cách tốt cho sức khỏe” tại đây.

Nguyên tắc trong ăn uống của bệnh nhân tiểu đường

Bên cạnh xây dựng một thực đơn tốt cho tình trạng bệnh mà BlogAnChoi giới thiệu ở trên, tuân thủ các nguyên tắc dưới đây cũng sẽ giúp ích trong việc đẩy lùi căn bệnh tiểu đường đang hành hạ bạn.

Tiểu đường
Khẩu phần ăn phù hợp với người bị tiểu đường. (Nguồn: Internet)
  • Ăn thành nhiều bữa để tránh tăng đường huyết.
  • Ăn uống khoa học, đúng giờ và điều độ. Không được bỏ bữa, ăn quá đói hoặc quá no.
  • Tránh đột ngột thay đổi chế độ ăn uống về cơ cấu lẫn khối lượng để cơ thể kịp thời thích nghi.
  • Kết hợp vận động ít nhất 30 phút mỗi ngày, không nên ngồi một chỗ.

Bạn có thể tham khảo các bài viết khác về dinh dưỡng tại đây:

Vậy là BlogAnChoi vừa giải đáp vấn đề bệnh tiểu đường nên ăn gì của bạn. Nếu không may mắc phải căn bệnh này, hãy ghi nhớ và điều chỉnh thực đơn hàng ngày để cải thiện tình trạng sức khỏe. Đừng quên tìm đọc những bài viết hữu ích khác trong chuyên mục Sức khỏe của BlogAnChoi, bạn nhé!

Xem thêm

20 thực phẩm tốt cho bà bầu giúp thai nhi khỏe mạnh (Phần 2)

Thực phẩm tốt cho bà bầu luôn mà mối quan tâm của các gia đình sắp có con nhỏ. Nối tiếp phần 1, hãy cùng BlogAnChoi tìm hiểu thêm xem mẹ bầu nên ăn gì để thai nhi phát triển khỏe mạnh nhé!
Theo dõi bình luận
Thông báo về
guest
0 Bình luận
Phản hồi nội tuyến
Xem tất cả bình luận